Công nghệ

Lá sinh học - cứu tinh của loài người

03/09/2014, 13:40

Chiếc lá nhân tạo có khả năng chuyển hóa nước và ánh sáng thành khí Oxy, do một sinh viên Anh chế tạo, đang được phát triển và ứng dụng vào thực tiễn.

Chiếc lá nhân tạo có khả năng chuyển hóa nước và ánh sáng thành khí Oxy, do một sinh viên Anh chế tạo, đang được phát triển và ứng dụng vào thực tiễn.

Julian Melchiorri và phát minh
Julian Melchiorri và phát minh "lá sinh học"

Julian Melchiorri, một sinh viên của Học viện nghệ thuật hoàng gia Anh, đã tạo ra chiếc lá nhân tạo có chức năng sinh học đầu tiên trên thế giới. Chiếc lá có khả năng hấp thụ khí CO2, nước và ánh sáng đồng thời giải phóng khí Oxy, tương tự như lá cây khi quang hợp.

“Lá sinh học” được tạo ra từ protein dạng tơ, một loại protein được chiết xuất từ tơ tằm tự nhiên. Bên trong lá chứa lục lạp, một phần của tế bào thực vật, nơi xảy ra phản ứng quang hợp.

Phát minh có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực hàng không vũ trụ
Phát minh có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực hàng không vũ trụ

Phát minh có thể được phát triển để cung cấp lượng Oxy ổn định cho các nhà du hành vũ trụ. Thậm chí, phát minh có thể giúp loài người sinh sống tại các hành tinh khác ngoài Trái Đất do “lá sinh học” chỉ cần nước và ánh sáng để tạo ra Oxy.

img
"Lá sinh học" cũng có thể được ứng dụng trong thiết kế nội thất

Bên cạnh đó, “lá sinh học” cũng giúp cải thiện đáng kể vấn đề ô nhiễm môi trường. Chiếc lá như một “màng phổi xanh” giúp lọc sạch không khí. Phát minh có thể được ứng dụng để thiết kế nội thất và ngoại thất trong các tòa nhà hiện đại để hấp thụ CO2. Các thiết bị được phủ lớp “lá sinh học” sẽ mang lại bầu không khí trong lành cho ngôi nhà.

 

Theo Phi Long/VTV News

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.