Hồ sơ tài liệu

Mảnh vỡ ngoài khơi Australia và Madagascar có thể của MH370

11/06/2016, 05:23
image

Các nhà điều tra đang nghi ngờ nhiều khả năng mảnh vỡ tìm thấy ngoài khơi Madagascar và Australia là của máy bay MH370.

160610113724-gibson-mh370-madagascar-1-exlarge-169

Luật gia Mỹ Gibson và mảnh vỡ mà ông nghi ngờ là của MH370. (Ảnh: CNN)

Thông tin trên vừa được CNN công bố hôm 10/6. Theo đó, ba mảnh vỡ được tìm thấy bởi một luật gia người Mỹ Blaine Gibson trên đảo Nosy Boraha, ngoài khơi bờ biển phía đông của quần đảo Madagascar hôm 6/6 vừa qua.

Một mảnh vỡ khác được tìm thấy bởi Samuel Armstrong trên đảo Kangaroo, ngoài khơi bờ biển miền Nam Australia.

Hiện các mảnh đang được phân tích để xem có đúng là của chuyến bay MH370 từng mất tích hồi năm 2014 của hãng hàng không Malaysia Airlines hay không.

Chuyến bay mang số hiệu MH370 của hàng không Malaysia trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh ngày 8/3/2014 đã biến mất trên màn hình radar, máy bay chở theo 239 người trên khoang và thành viên phi hành đoàn.

Luật gia Mỹ Gibson đầu năm nay còn tìm thấy một mảnh vỡ được cho là thuộc về chiếc máy bay MH370 ở ngoài khơi Mozambique, các nhà điều tra sau đó khẳng định “gần như chắc chắn” mảnh vỡ này là của MH370.

Mảnh vỡ lớn nhất được Gibson phát hiện có kích thước khoảng 50x70cm. Nó rất giống với một tấm bảng ghi “No Step” mà tôi từng thấy ở Mozambique, nhưng không có chữ viết. Mảnh vỡ được làm từ nhựa tổng hợp sợi thủy tinh, theo mô tả của Gibson.

Luật gia người Mỹ tin rằng mảnh vỡ anh thấy chính là phần sau của một khung màn hình phía sau ghế ngồi máy bay. Khi được Gibson tìm thấy, còn có 3 con hàu dính trên mảnh vỡ này, cho thấy nó đã rơi xuống biển một khoảng thời gian dài.

Hành trình tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hàng không Malaysia đã kéo dài suốt hơn 2 năm qua, trên vùng diện tích 120.000 km2 ngoài khơi bờ biển phía tây Australia mà không mang lại kết quả như mong đợi.

Cục an toàn Giao thông Vận tải Úc cho biết, kế hoạch tìm kiếm có thể sẽ kết thúc vào mùa hè này, nếu không có hi vọng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.