Hồ sơ tài liệu

Mỹ đang đẩy Nga - Trung xích lại gần nhau

10/07/2017, 08:56

Mỹ đang đẩy mình vào tư thế dễ bị thua cuộc trong trục quan hệ giữa 3 siêu cường Mỹ - Nga - Trung

Trục quan hệ Mỹ - Nga - Trung đã chuyển đổi một cá

Trục quan hệ Mỹ - Nga - Trung đã chuyển đổi một cách chậm rãi nhưng sâu sắctrong vài thập kỷ trở lại đây

Nga - Trung ngày càng thắt chặt quan hệ

Trên tờ Russian Insider số ra ngày 8/7 của chuyên gia Ray McGovern (quan chức quân đội, nhà phân tích của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) với 30 năm kinh nghiệm) có bài viết đánh giá về yếu tố Mỹ trong trục quan hệ Mỹ - Nga - Trung đang có nhiều chuyển biến mới trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay. Theo ông McGovern, giữa trục này, Nga - Trung đang ngày càng thắt chặt quan hệ đến mức “tốt đẹp nhất trong lịch sử” như lời ông Tập Cận Bình, rõ ràng Mỹ đã tự biến mình thành kẻ thua cuộc, thậm chí là thua đau.

Phân tích của ông McGovern cho rằng, từng có thời điểm các Tổng thống Mỹ như Richard Nixon và Henry Kissinger khôn khéo tận dụng mối quan hệ đối địch giữa Trung Quốc - Liên bang Xô Viết, tách hai nước này ra xa nhau và tận dụng sự nhượng bộ từ hai phía. Nhưng nhiều thập kỷ trở lại đây, sự cân bằng chiến lược trong tam giác này đã thay đổi đáng kể với tốc độ chậm rãi nhưng chắc chắn. Và không ai khác, chính những động thái của Mỹ đã đẩy hai nước Nga - Trung xích lại gần nhau.

Nếu như những năm 70 của thế kỷ trước, không ai, kể cả các nhà phân tích dày dạn kinh nghiệm đến từ CIA nghĩ rằng Nga - Trung sẽ xích lại gần nhau, tăng cường quan hệ. Đến giữa những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà phân tích của CIA phải cảnh báo giới chức Mỹ rằng, Moscow và Bắc Kinh “đang bình thường hóa quan hệ”.

Dù vậy, không nhiều người nghĩ rằng, sự chuyển đổi trong quan hệ Nga - Trung đạt tới mức đầu tháng 10/2004, Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Bắc Kinh (Trung Quốc) hoàn tất thỏa thuận về các vấn đề biên giới và đưa quan hệ hai nước lên “một tầm cao mới”. Ông cũng ký một thỏa thuận hợp tác phát triển dự trữ năng lượng giữa Nga và Trung Quốc. 

Xem thêm video:

Một nước Nga đang phục hồi và một Trung Quốc đang vùng dậy dần trở thành các đối thủ tiềm năng để hoán chỗ Mỹ - siêu cường đang dẫn đầu thế giới. Điều này dẫn đến phản ứng của Mỹ là tăng cường hoạt động chiến lược như xây dựng căn cứ quân sự, liên kết đồng minh với các nước xung quanh Nga thông qua việc giúp đỡ các nước trong khối NATO ở sát biên giới với Nga. Trong khi đó, ở châu Á, Hoa Kỳ không từ bỏ chiến lược xoay trục châu Á được xây dựng từ thời ông Tổng thống Obama. 

Những năm gần đây, Mỹ và các nước phương Tây áp các lệnh trừng phạt với Nga vì cáo buộc Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine; Mỹ và đồng minh Hàn Quốc kiên quyết triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã đẩy Nga và Trung Quốc sát lại nhau để tìm cách thoát khỏi những vòng vây của Mỹ. Trong đó, Nga đã tăng cường thỏa thuận năng lượng trước đây với Trung Quốc bao gồm một thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỉ USD. Động thái này đã giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin chứng minh các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga vì khủng hoảng Ukraine không đe dọa tới tài chính của Nga. 

Ngoài ra, Moscow - Bắc Kinh còn tăng cường đồng thuận quan điểm về nhiều “điểm nóng” của thế giới bao gồm vấn đề Ukraine, Syria. Việc hợp tác quân sự cũng được củng cố một cách bền vững. Trong đó, phía Trung Quốc đã huy động được tiếng nói từ phía Nga để phản đối việc triển khai THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc.

Trước thềm chuyến thăm Moscow và sang Đức tham dự G20 cách đây vài ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS của Nga, trong đó nhà lãnh đạo của Bắc Kinh đã tập trung xoáy mạnh vào vấn đề Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc. Ông Tập cho rằng, hành động này đã “phá vỡ cân bằng chiến lược trong khu vực” và đe dọa lợi ích an ninh của tất cả các nước trong khu vực bao gồm Nga và Trung Quốc. 

Mỹ có thể tổn thất nặng nề

Mỹ giờ đây đang phải tìm cách đối phó với liên kết mạnh giữa Nga - Trung Quốc và nếu không khéo, Mỹ có thể đối mặt tổn thất nặng nề. Dù vậy, theo chuyên gia Ray McGovern, không có nhiều dấu hiệu cho thấy, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có đủ kinh nghiệm và tỉnh táo để nhận ra thực tế này.

Gần như họ chưa thể đánh giá được mối quan hệ mới giữa Nga - Trung sẽ đóng vai trò như thế nào trong các vấn đề trên mặt đất, trên không và trên biển của quốc tế. Thay vào đó, chính quyền Tổng thống Trump đi theo đúng hướng mà chính quyền Tổng thống tiền nhiệm George H.W. Bush và Barack Obama thực hiện - phóng tên lửa tới Syria, bắn hạ máy bay Syria, gây áp lực về vấn đề Ukraine và triển khai các lực lượng hải quân tới các vùng biển gần Trung Quốc, ông McGovern nhận định.

Vị chuyên gia cho rằng, có thể nhìn thấy trước việc Mỹ sẽ đối mặt cùng lúc giữa thách thức từ Trung Quốc với “lợi ích của Mỹ” trên biển Đông hoặc thậm chí tại Eo biển Đài Loan và đụng độ với Nga trên không về vấn đề Syria hoặc khủng hoảng tại Ukraine.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.