Thế giới

Mỹ không muốn Trung Quốc "bắt nạt" các nước nhỏ

03/07/2014, 06:40

Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - Ben Rhodes tuyên bố, Mỹ không muốn các nước giải quyết tranh chấp bằng biện pháp cưỡng ép và sẽ nêu vấn đề này tại cuộc đối thoại chiến lược ...

Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ben Rhodes
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ben Rhodes

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Washington, ông Ben Rhodes khẳng định: “Chúng tôi không muốn các nước giải quyết tranh chấp bằng hành động cưỡng ép. Hiện đã có các công cụ pháp lý quốc tế để giải quyết các tranh chấp này. Trung Quốc và ASEAN cũng đang đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử để tránh leo thang căng thẳng không cần thiết. Quan điểm của Mỹ chỉ đơn giản là không muốn thấy nước lớn bắt nạt nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ. Và “giải quyết tranh chấp lãnh thổ sẽ là chủ đề thảo luận giữa Mỹ và tất cả các nước tại châu Á-Thái Bình Dương”.


Liên quan đến tấm bản đồ khổ dọc được Nhà xuất bản bản đồ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc phát hành ngày 25/6 vừa rồi tiếp tục bị cộng đồng quốc tế chỉ trích tính phi lý khi khoanh vùng gần hết biển Đông và trọn một bang của Ấn Độ; ông Turnbull - Bộ trưởng truyền thông Australia  chỉ trích Trung Quốc “dùng sức mạnh cơ bắp với một hoặc vài nước láng giềng, thậm chí tất cả các nước láng giềng ở những thời điểm khác nhau”. Những phát biểu này rất đáng chú ý bởi từ trước tới giờ nước này ít can thiệp vào xung đột trên biển Đông và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia.


Còn học giả gốc Hoa - Yun Sun thuộc Viện Stimson cho rằng, Trung Quốc biết rõ “đường chín đoạn” thiếu nhiều căn cứ pháp lý nhưng vẫn duy trì nó như một “chiến lược mờ ảo” và quyết tâm dùng vũ lực để khẳng định chủ quyền ở vùng biển Đông Nam Á. Theo học giả này thì “trong giới hoạch định chính sách của Trung Quốc có nhiều người hiểu rất rõ những điểm yếu của lập luận pháp lý này” nhưng họ tin rằng “có lập luận yếu còn hơn là không có gì”.

Q.M
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.