Tư vấn

Nga - Mỹ chạy đua sản xuất “siêu tăng” thế nào?

16/03/2017, 07:00

Nga và Mỹ chạy đua trong việc sản xuất ra những siêu xe tăng có tính năng chiến đấu vượt trội.

mizokami_bradley

Nga và Mỹ chạy đua trong việc sản xuất ra những siêu xe tăng có tính năng chiến đấu vượt trội.

Trong những năm 60 của thế kỉ 20, quân đội Liên Xô đã đưa ra một quyết định mang tính định mệnh là “chung sống” với chiến tranh hạt nhân.

Đặc biệt, sau hai cuộc đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki, quân đội các nước đều tin rằng vũ khí hạt nhân có thể trở thành “bá chủ” trong các trận chiến.

Tuy nhiên, theo dòng thời gian, họ nhận ra rằng, lực lượng quân đội có thể chống lại năng lượng bức xạ sẽ chiếm ưu thế hơn trên chiến trường. Và kết quả là sự ra đời chiếc xe chiến đấu bộ binh đầu tiên của Mỹ - M2 Bradley.

Quân đội Liên Xô những năm 1950 đã đầu tư rất nhiều vào lực lượng vũ trang công nghệ cao. Mặt khác, với sức mạnh khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, Liên Xô có thể đe dọa bất kì lực lượng quân sự, hải quân hay không quân của kẻ thù.

Nhưng khi quyền lực lãnh thổ trở nên lớn mạnh trong thế kỉ 20, Moscow không thể từ bỏ lực lượng quân đội tinh nhuệ. Và câu trả lời được tìm thấy thông qua một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Xe tăng của Liên Xô được sản xuất để chống lại sức nóng và áp suất khi đối đầu với vũ khí hạt nhân, nhưng bộ binh của Liên Xô trong các xe bọc thép của họ lại rất yếu.

Kết quả là sự ra đời của hai loại xe chiến đấu trên bộ là BMP và IFV. BMP có thể chứa được toàn bộ đội hình bộ binh, được trang bị một khẩu súng phóng 33 mm và một tên lửa phá xe tăng AT – 3 Sagger.

Khi đang di chuyển, lực lượng bộ binh bên trong BMP thậm chí có thể sử dụng súng AK – 47 để tấn công ra bên ngoài thông qua các lỗ ngang ở bên cạnh.

Thay vì nếu muốn tấn công phải rời khỏi xe, quân đội Hồng quân có thể chiến đấu ngay khi đang di chuyển, do đó sẽ tiến qua chiến trường một cách nhanh chóng, không có cơ hội cho bất kì chiến thuật hạt nhân nào.

Ở phương Tây, các nhà phân tích quân sự đã đi đến cùng một kết luận dù muộn màng. Quân đội vẫn tiếp tục vận hành các thiết xa vận M113 (xe bọc thép chở quân 113). Được trang bị các vũ khí hạng nhẹ, nhiệm vụ duy nhất của M113 đó là đưa binh lính tới gần trận chiến, sau đó họ sẽ phải tự mình rời xe và gia nhập cuộc chiến.

Không chỉ Liên Xô, quân đội Hoa Kì cũng quyết định sẽ sản xuất một chiếc  xe chiến đấu bộ binh của riêng mình. Chiếc xe đầu tiên ra đời là Mechanized Infantry Combat Vehicle–1965 (MICV-65) dựa trên khung gầm bích kích pháo tự hành M109, được trang bị tháp pháo và súng đại bác 20mm.

Tuy nhiên, chiếc xe này đã bị loại bỏ vì quá nặng, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng không, và tốc độ so với chiếc MBT 70 Đức – Mỹ cũng chậm hơn rất nhiều.

Những chiếc xe chiến đấu phải được thiết kế đủ rộng để có thể chứa được cả một đội quân bộ binh, và phải được bọc giáp. Không gian lớn hơn, bảo vệ tốt hơn cũng đồng nghĩa với việc tốc độ di chuyển của chúng chậm hơn, việc di chuyển cũng kém linh hoạt hơn.

Đồng thời, quân đội Hoa Kì cũng đưa ra yêu cầu về một chiếc xe trinh sát vũ trang để trang bị cho các trung đội trinh sát và đoàn kị binh thiết giáp.

Trong một động thái nhằm tiết kiệm chi phí, quân đội quyết định kết hợp chương trình của 2 chiếc IFV và ARSV thành một chiếc xe với cả 2 chức năng là xe chiến đấu bộ binh và xe trinh sát. Đây quả là một tình thế tiến thoái lưỡng nan, bởi một chiếc IFV với trang bị tháp pháo – có thể sẽ cao hơn một chiếc xe tăng và hoàn toàn nổi bật trên chiến trường.

Xem thêm video:

Trong khi đó, ARSV lại có thiết kế thấp, thích hợp để quan sát trận chiến và không phù hợp để chiến đấu.

Nguyên mẫu của chiếc xe này được ra mắt vào năm 1973 với cái tên XM723, được thiết kế bởi Công ty FMC. Nó nặng 21 tấn, được vận hành bởi 3 người và có thể mang 9 người lính. Vỏ bọc của nó có thể chịu được lực công phá từ súng máy hạng nặng KPV 14,5mm của Liên Xô.

Giống như MPV, nó đươc trang bị một tháp pháo nhỏ và súng đại bác 20mm. Những người lính sẽ đi phía sau XM723, giống như những chiến binh của Hồng quân, nhưng thay vì sử dụng vũ khí của chính họ thì sử dụng một bản sửa đổi của M16, súng bắn M231.

Những tình huống tiến thoái lưỡng nan và những thỏa hiệp vẫn không ngừng nảy sinh. Khẩu súng được nâng cấp từ 20mm lên 25mm, dễ dàng sử dụng trong xe trinh sát để đối phó với những xe bọc thép nhẹ.

Không như M113, XM723 có nhiều khả năng phát hiện được xe tăng của địch, vì vậy một khoảng trống rộng bằng hai người bên cạnh tháp pháo đủ để đặt hai tên lửa chống xe tăng tầm xa TOW ở vị trí sẵn sàng. 

Tháp pháo lớn hơn và vũ khí lớn hơn làm cho chiếc xe to hơn và nặng hơn. Súng đại bác M242 Bushmaster và tên lửa TOW đòi hỏi phải có khoảng trống để đầu đạn. Ba vị trí dành cho lính bộ binh đã bị thay thế bằng đầu đạn 7,62 và 25mm cộng thêm vòng tên lửa TOW.

Điều đó tốt cho phiên bản xe trinh sát khi chỉ cần chỗ cho 2 người lính và đạn dược, nhưng số lượng lính đã giảm từ 9 xuống 6 theo phiên bản FIV. Mặc dù điều này làm tăng khả năng tiêu diệt xe tăng của FIV,  nhưng việc giảm số lính bên trong đã làm yếu đi lực tấn công của cả chiếc xe.

Cuối cùng chiếc xe M723 đã được sản xuất và biết đến như chiếc xe chiến đấu Bradley với hai biến thể M2 Fighting Vehicle và M3 Cavalry Fighting Vehicle. Hai chiếc xe này được sản xuất để phục vụ những yêu cầu khác nhau nhưng có diện mạo hoàn toàn giống nhau.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.