Người cuối cùng giữ hồn cho phỗng đất

06/02/2019, 13:37

Hai vợ chồng già tuổi quá lục tuần là những người cuối cùng ở làng nghề Đông Hồ còn giữ lại nghề nặn phỗng đất.

img
Màu vẽ phỗng chỉ có vài màu cơ bản là trắng, vàng, xanh, đỏ, đen nhưng giúp những nhân vật phỗng trong không gian làng quê trở nên sinh động và gắn kết

Nghề nặn phỗng đất có từ lâu đời tại làng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh). Giữa những nhộn nhịp, ồn ào, hối hả của cuộc sống thời công nghệ 4.0 tưởng chừng nghề này đã biến mất nhưng vẫn còn những người cặm cụi giữ lại hồn cốt một nghề dân gian gắn với tuổi thơ của những đứa trẻ vùng Đồng bằng sông Hồng.

Gia đình ông Phùng Đình Giáp ở làng cổ thôn Đông Khê (Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã có 60 năm làm nghề này. Một bộ phỗng đất gồm 5 nhân vật: Con chim bay trên trời thể hiện khát vọng hòa bình. Con rùa gắn với biển cả bao la. Trong tâm trí người Việt đây còn là biểu tượng thiêng liêng được thần thánh hoá. Nhân vật người già và em bé thể hiện sự nối tiếp truyền thống. Nhân vật phỗng hình Phật ở vị trí trung tâm mang ý nghĩa tâm linh, giáo dục con cháu sống hiền lành, đúng mực.

Những ngày cuối năm, vợ chồng ông Giáp đang tạo ra những chú phỗng hình lợn có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Hầu hết sản phẩm đã được đặt hàng cho năm mới Kỷ Hợi 2019.

img
Giấy bản trộn với đất như bột mì đến khi cho tay vào bóp thấy dẻo không dính ra bàn tay mới nặn được
img
Trước khi nặn, đất được vồ đập cho nhuyễn để kiểm tra độ kết dính
img
Việc tạo hình cho mỗi con phỗng hầu hết làm bằng tay, chỉ có số ít phỗng được làm bằng khuôn
img
Nhiều người thích chơi phỗng mộc ngay sau khi vừa đánh bóng xong
img
img
Năm 2019, bộ phỗng đất 12 con giáp ra đời, trong đó điểm nhấn là đàn lợn với ý nghĩa mang lại sự sung túc

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.