Showbiz

NSND Trần Hạnh: Đời buồn khổ vẫn sống như cây và lòng thênh thang như mây

04/03/2021, 09:29

NSND Trần Hạnh qua đời do tuổi cao sức yếu vào lúc 2 giờ 50 phút sáng 4/3 tại nhà riêng, hưởng thọ 93 tuổi.

img

NSND Trần Hạnh

Theo Vnexpress, chị Hồng - con dâu NSND Trần Hạnh cho biết, ông mất lúc 2 giờ 50 phút sáng 4/3 tại nhà riêng, trong vòng tay các con, cháu. Ông hưởng thọ 93 tuổi. Ông qua đời do tuổi cao sức yếu và hiện gia đình đang tổ chức trợ niệm theo ghi thức của Phật giáo.

Nghệ sĩ Trần Hạnh sinh năm 1929 tại Hà Nội, là nghệ sĩ sân khấu và diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam từ cuối những năm 1970 đến năm 1980.

Ông đã lấy được tình cảm của khán giả qua các vai diễn hiền, chân chất mộc mạc nhưng không nhàm chán vai bí thư đảng ủy trong phim "Làng nổi", ông Khiển trong phim "Người cầu may", bố Lài trong "tướng về hưu", bố An trong phim "truyện cổ tích tuổi 17", bố Mai trong phim "Hãy tha thứ cho em", ông Lâm trong phim "Chiếc bình tiền kiếp"...

Vai diễn chính đầu tiên của nghệ sĩ Trần Hạnh là vai diễn trong phim "Chiếc bình tiền kiếp" của Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Sau đó là hàng loạt phim khác, như "Tướng về hưu", "Hãy tha thứ cho em", "Cỏ lau", "Người đàn bà thứ hai", "Làng nổi"…

Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà ông tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim "Cuốn sổ ghi đời" của đạo diễn Tất Bình.

img

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu NSND cho nghệ sĩ Trần Hạnh

Ông là một trong số những nghệ sĩ đầu tiên nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do nhà nước trao tặng năm 1994. Sau hơn 20 năm, cho tới ngày 29/8/2019, ông chính thức được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Là người Hà Nội gốc, nhưng NSƯT Trần Hạnh lại quen thuộc với khán giả trên truyền hình qua các vai diễn hiền lành, chân chất. Có khi ông hóa thân thành một “lão nông”, khi khác lại hóa thân trong những thân phận khắc khổ.

Nhiều vai diễn trên truyền hình đưa “thương hiệu” của người nghệ sĩ ngoài 80 tuổi này đến gần với công chúng hơn là vai diễn trong các phim như: “Làng nổi” (vai Bí thư Đảng ủy), “Truyện cổ tích tuổi 17” (vai bố An), “Tướng về hưu” (vai bố Lài), “Người cầu may” (vai ông Khiển), “Chiếc bình tiền kiếp” (vai ông Lâm), “Hãy tha thứ cho em” (vai bố Mai), “Vệt nắng cuối trời”...

Với vai diễn trong phim “Ngõ lỗ thủng”, nghệ sĩ Trần Hạnh từng được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng Cống hiến, Liên hoan Truyền hình Toàn quốc 2010.

Những năm 1970, 1980, ông có nhiều vai diễn thành công trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội, điển hình là vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ "Lam Sơn tụ nghĩa". Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm một vai chính trong các vở "Tiền tuyến gọi", "Âm mưu và tình yêu"...

Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ từng dành cho Trần Hạnh lời khen: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội".

Nghệ sĩ Trần Hạnh từng tâm sự cuộc đời thực của ông có khi còn buồn và khổ hơn phim.

Gần chục năm, ông phải tự tay cơm nước, chợ búa, giặt giũ, chăm sóc cho người vợ bị liệt nửa người sau khi bị tai biến mạch máu não. Ông thân gà trống nuôi con, đi đâu làm gì thì đúng giờ cơm phải trở về nhà để lo cho gia đình.

Tháng 3/2016, khi NSƯT Chí Trung đến thăm nghệ sĩ Trần Hạnh, chứng kiến cảnh cuộc sống khó khăn khi về già của ông liền kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ ông. Sau khi lời kêu gọi này được truyền tải trên mạng, đã có hàng nghìn người đã muốn ủng hộ NSND Trần Hạnh thông qua Chí Trung.

Khi biết được nghĩa cử của Chí Trung và tấm lòng của người hâm mộ NSND Trần Hạnh vô cùng xúc động. Tuy nhiên, ông đã từ chối nhận tiền giúp đỡ từ đồng nghiệp và khán giả mà chỉ nhận tình cảm của khán giả dành cho ông.

Là một trong số những nghệ sĩ đầu tiên nhận danh hiệu NSƯT được nhà nước trao tặng năm 1994. Cố nghệ sĩ từng xin xét tặng danh hiệu NSND nhưng không được. Trong suốt hàng chục năm, người ta lên tiếng của trường hợp của nghệ sĩ Trần Hạnh, nhưng ông không làm nữa.

Mãi 20 năm sau, cho tới ngày 29/8/2019 ông chính thức được trao tặng danh hiệu NSND.

Hơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, NSND Trần Hạnh sống như cây và nhẹ thênh như mây, đời giản dị và ấm cúng.

Với ông, danh hiệu có cũng được không có cũng được chẳng sao hết. Hỏi ông, có vui không khi được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, ông cười hiền lành trước truyền thông: "Cả một đời theo nghệ thuật tôi thấy điều quan trọng là ở mỗi vai diễn mình làm tốt hay không, được khán giả nhớ đến và yêu quý mới là vấn đề, chứ bằng cấp, danh hiệu với tôi thật sự không phải là điều quan trọng".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.