Trong nước

Phát hiện đàn tế trời có ý nghĩa linh thiêng bậc nhất của Thăng Long

29/09/2014, 15:05

Ngày 26/9, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã thông báo việc phát hiện một dấu tích mới ở Kinh thành Thăng Long.

Ngày 26/9, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã thông báo việc phát hiện một dấu tích mới ở Kinh thành Thăng Long.

GS Phan Huy Lê
GS Phan Huy Lê

Được biết, dấu tích nằm ở khu vườn Hồng bên kia đường Hoàng Diệu. Theo GS Lê, đây là một kiến trúc rất đặc thù, chưa từng thấy ở bất cứ nước nào trên thế giới, kể cả nước chúng ta tiếp thu nhiều ảnh hưởng như Trung Quốc, cho đến các nước cùng hệ thống văn hóa như chúng ta như Hàn Quốc, Nhật Bản. Dấu tích bao gồm một đàn tế trời, xây dựng hoàn toàn 1 chỗ, ở giữa có 1 trụ rất lớn được kê trên 1 hòn đá. Xung quanh là 2 vòng tròn trọng tâm, 2 bên có 2 kiến trúc nhỏ hơn nhưng tương tự.

Đó là 1 kiến trúc rất kỳ lạ mà các nhà khảo cổ xác định được xây dựng vào đầu thời kỳ nhà Lý (đầu thế kỷ 11), tức là trước khi nhà Lý xây dựng đàn Xã Tắc. Một công trình gắn liền với định đô Thăng Long. Định độ Thăng Long, lúc đó, nhà Lý đã làm những việc tế trời đất gắn liền với Phật giáo và những tín ngưỡng dân gian thời bấy giờ.

"Dấu tích này nằm ở khu giải tỏa để xây dựng tầng hầm nhà để xe của tòa nhà Quốc hội nhưng sau  3 lần tới thăm được các nhà khảo cổ học giới thiệu giá trị đặc biệt của dấu tích nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định tách hẳn di tích này và bảo tồn nguyên vẹn với diện tích 500m2. Đây là đàn tế trời có ý nghĩa linh thiêng bậc nhất của kinh thành Thăng Long", GS Phan Huy Lê nói.

Phạm Lý
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.