Xem - ăn - chơi

"Sóng Cảm", sự kết hợp thăng hoa giữa hội họa và âm nhạc

02/04/2017, 21:01

"Sóng Cảm" là chương trình âm nhạc kết hợp giữa hội họa và nhạc cổ điển, luồng gió mới nền âm nhạc nước nhà.

2

Hai nghệ sĩ Trần Thu Thảo và Ngô Thu Hương chia sẻ với khác giả về dự án "Sóng Cảm" của mình

Tối 1/4 tại Hà Nội đã diễn ra chương trình âm nhạc tiêu đề "Sóng Cảm", là sự kết hợp của hai nghệ sĩ thuộc hai trường phái nghệ thuật: Hội họa và âm nhạc cổ điển.

Đến dự chương trình có rất nhiều các nghệ sĩ nổi tiếng trong làng giải trí Việt Nam, đông nhất vẫn là hai trường phái thuộc giới "Hội họa và nhạc cổ điển".

Điều đặc biệt trong chương trình này là khán giả vừa được nghe những bản nhạc cổ điển nổi tiếng và nhìn thấy tự sự của tác giả những bản nhạc trong mỗi bức tranh.

"Sóng Cảm" là dự án thử nghiệm của họa sĩ trẻ Ngô Thu Hương kết hợp với nghệ sĩ piano Trần Thu Thảo, với hy vọng đem đến một cái nhìn mới mẻ cho người yêu nghệ thuật trong nước về sự kết nối giữa âm nhạc cổ điển và nghệ thuật trừu tượng. Dự án cũng là niềm hy vọng sẽ tạo được niềm tin cảm hứng cho những nghệ sĩ trong nước, và đem đến cái nhìn đa dạng hơn về nghệ thuật cho người xem.

Dựa trên sự cảm nhận của hai bản nhạc Nocturne. No 20 và Fantasie-Impromptu của nhạc sĩ Frédéric Chopin, họa sĩ trẻ Thu Hương đã phác họa những xúc cảm của bản nhạc qua màu sắc và đường nét. Đây là bước đầu thử nghiệm để tìm sự liên kết chung cho hai ngôn ngữ tưởng chừng như khác biệt giữa âm nhạc và hội họa.

Sự cảm nhận về cảm xúc nội tâm thể hiện qua khúc nhạc là quá trình trao đổi giữa hai nghệ sĩ, giữa hai thế hệ với những cung bậc cảm xúc khi cùng trải qua những biến chuyển trong cuộc sống. Sự đồng điệu nhưng cũng tương phản giữa cảm xúc của một tuổi trẻ sôi nổi với một tâm hồn trưởng thành sẽ là điểm nhấn khác lạ của đêm "nhạc, họa" được thể hiện qua tranh trừu tượng và biểu diễn piano.

4

Nghệ sĩ piano Trần Thu Thảo trình bày bản nhạc "Reminniscence" (Hồi tưởng) của nhạc sĩ Chopin sáng tác vào năm 1830 để tặng cho chị gái của ông - Ludkwika Chopin. Tác phẩm như một khúc tự sự với những kỷ niệm buồn, vui trong quá khứ nối tiếp nhau.

Với ý nghĩa của bản nhạc buồn, họa sĩ Ngô Thu Hương đã phác họa bức tranh với gam màu trầm, le lói ánh tím, những đường nét đan xen nhau  

6

Mỗi nhạc phẩm đều được họa sĩ khắc họa bằng những bức họa với gam màu; sáng - tối, buồn - vui... cho phù hợp với từng bản nhạc có tự sự khác nhau 

tún.

Khúc nhạc Fantaisie, mặc dù được sáng tác vào năm 1834 nhưng chỉ được công bố vào năm 1855 sau khi Chopin qua đời. Lý do tại sao khúc nhạc không được Chopin cho phép công bố khi ông còn sống vẫn là một khúc mắc. Tác phẩm gây ấn tượng sâu đậm cho người nghe bởi tính ngẫu hứng. Đối lập với những âm điệu trầm lặng, réo rắt của bản nhạc trước. Fantaisie là sự biến đổi mạnh mẽ và khác biệt của cảm xúc qua từng giai đoạn như mặt biển giữa ngày và đêm. Với sự so sánh ấy, bản nhạc đã được thể hiện qua tranh với sự chuyển biến qua 4 thời kỳ; lúc thủy triều lên, ban đêm, bình minh và lúc ngày lặng.

7

Phút phiêu bồng của người nghệ sĩ hòa mình trong các giai điệu thăng, trầm

11

 

12 Nhà thiết kế - họa sỹ Phạm Quốc Tuấn

Đến tham dự đêm nhạc có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như nhà thiết kế - họa sĩ Phạm Quốc Tuấn...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.