Du lịch

Thành phố có tên dài nhất, lập kỷ lục Guinness nhưng mọi người chỉ biết 2 chữ

17/05/2020, 19:00

Tên đầy đủ của thành phố này dài tới 169 chữ cái, du khách cần phải hít một hơi thật sâu thì mới có thể đọc liền mạch được.

img

Có lẽ du khách sẽ bất ngờ khi biết thành phố này rất quen thuộc, nhưng tên đầy đủ của nó gồm 169 chữ cái, đó là Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit.

Và người ta thường biết thành phố này với một cái tên vỏn vẹn chỉ với 2 từ: Bangkok. Với 169 chữ cái, Bangkok được tổ chức kỷ lục GUINESS công nhận là thành phố có cái tên dài nhất thế giới.

img

Vậy thì cái tên siêu dài này mang ý nghĩa như thế nào? Được biết nó có rất nhiều nghĩa như: thành phố của những niềm vui, vùng đất của thiên thần, nơi ở của Đức Phật, thủ đô vĩ đại với 9 viên bảo ngọc, cung điện hoàng gia giàu có, nơi ở của các vị thần uy quyền…

img

Khi đến Bangkok, Thái Lan, có lẽ du khách sẽ ít bắt gặp cái tên này, nhưng thỉnh thoảng nó sẽ xuất hiện trong một số địa điểm.

img

Cách đây rất lâu, dưới thời đại của vương triều Thonburi, Bangkok chỉ là một làng chài nhỏ bé, lác đác một số khu chợ và khu dân cư sinh sống. Tuy nhiên, vào năm 1767, Thái Lan bị Myanmar tấn công, cuộc xâm lược này đã gây thiệt hại nặng nề cho đất nước.

Chính vì thế, Quốc vương Thonburi lúc đó đã sử dụng tên của mình để xây dựng lại thủ đô. Ở phía đông Bangkok, vua Rama IX đã xây dựng lại cung điện và các bức tường trong thành phố. Sau đó, dưới cột mốc thành lập thủ đô Bangkok, nhiều cung điện lớn và đền Phật được xây dựng trong thời kỳ này.

img

Sau đó, Quốc vương Thái Lan tiếp tục mở rộng các tòa nhà và xây dựng thêm nhiều ngôi chùa Phật giáo trên cơ sở tổ tiên để lại. Sau Thế chiến II, Bangkok tiếp tục mở rộng diện tích hơn nữa. Thành phố này mang đậm màu sắc phương Đông và kiến trúc tinh xảo của nhiều công trình để lại ấn tượng trong mắt nhiều du khách quốc tế.

img

Bangkok có rất nhiều đền thờ, chùa chiềng, nên nó được mệnh danh là “cái nôi” của nền Phật giáo. Khi đến đây, du khách sẽ cảm nhận được cả thành phố được bao bọc trong một bầu không khí đậm chất tôn giáo, nhưng nó vẫn có được nét hiện đại.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.