Công nghệ mới

Tiêm kích JF-17 Trung Quốc có "đáng gờm" như trình diễn?

18/06/2015, 17:04
image

Dù được khen tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris song nhiều người vẫn nghi ngờ sức mạnh của "thần sấm" JF-17.

jf17
Tiêm kích JF-17 trưng bày tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris lần thứ 15

Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris lần thứ 51 diễn ra trong vòng 5 ngày (từ ngày 15 – 19/6) thu hút khoảng hơn 30.000 khách đến từ 47 quốc gia tới tham quan. Đây là dịp để nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, công ty sản xuất vũ khi có cơ hội giới thiệu các sản phẩm công nghệ vũ khí tiên tiến nhất hiện nay, mở đường cho cuộc chạy đua xuất khẩu vũ khí.  

Tại triển lãm, tiêm kích JF-17 (còn gọi là FC-1 Xiaolong) đã có màn trình diễn nhào lộn trên không đầy ấn tượng kép dài trong vòng 5 phút. Tiêm kích JF-17 là sản phẩm được Công ty Cổ phần Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) và Air Force của Pakistan (PAF) phát triển.

“Chúng tôi mang JF-17 đến Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris bằng một niềm tin mạnh mẽ sau khi máy bay được phát triển thành công”, Yang Ying, một thành viên của AVIV cho biết.

jf171
JF-17 nhào lộn trên không nhằm "khoe" sức mạnh 
jf172
Màn trình diễn được nhận xét là ấn tượng của JF-17

Theo mô tả của ông Yang Ying, trong tương lai, JF-17 sẽ có khả năng tiên tiến hơn như tiếp nhiên liệu trên không, liên kết giữ liệu hoặc tác chiến điện tử. Đồng thời, JF-17 có thể  sẽ tích hợp với nhiều loại vũ khí dẫn đường khác. 

Theo CRI, dự đoán trong vòng 10 -15 năm tới, khoảng 200 đến 300 chiếc JF-17 sẽ được chào bán khắp toàn cầu.

Website hàng không Flightglobal.com dẫn lời một quan chức cấp cao Pakistan cho biết, JF-17 đã được bán cho một “quốc gia châu Á” và sẽ chuyển giao vào năm 2017. Nhưng vị quan chức này không tiết lộ chính xác quốc gia nào.

Tuy nhiều trang tin quốc tế mô tả rằng JF-17 là vũ khí chiến đấu có giả cả phải chăng song theo trang tin Inquirer (Philippines) thì việc tìm kiếm người mua nó cũng không dễ dàng gì.

Việc Trung Quốc đưa JF-17 tới Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris 2015 để “khoe” sức mạnh khiến nhiều người hoài nghi về sức mạnh thực sự của nó. Lý do này một phần là do JF-17 đã được sản xuất từ những năm 2005, khó có thể đạt được những chức năng  hiện đại trong những chiến đấu cơ ra đời sau này.

Bên cạnh đó, việc nhiều phương tiện vũ khí khác của Trung Quốc trình làng trước đó đã bị chê kém chất lượng như J-31 (bị chê nhái mẫu mã chiếc F-35 của Mỹ, tốn nhiên liệu), J-20 (bị chê không có khả năng bay ở vận tốc siêu thanh) hay tàu ngầm hạt nhân Type 091 (bị chê quá ồn ào) cũng khiến nhiều người cho rằng JF-17 không “đáng gờm” như truyền thông nước này mô tả.  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.