Xã hội

Covid-19 ngày 17/1: Cả nước có 16.378 ca nhiễm mới, 179 ca tử vong

Dịch Covid-19 ngày 17/1: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.378 ca nhiễm mới, có 179 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 16/01 đến 16h ngày 17/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.378 ca nhiễm mới, trong đó 53 ca nhập cảnh và 16.325 ca ghi nhận trong nước (tăng 682 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 11.178 ca trong cộng đồng).

img

Trong ngày 16/01 có 897.167 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.955), Đà Nẵng (924), Hưng Yên (675), Bình Định (640), Hải Phòng (638), Bình Phước (609), Bến Tre (588), Khánh Hòa (556), Bắc Ninh (486), Trà Vinh (472), Đắk Lắk (413), Cà Mau (403), Thanh Hóa (358), Quảng Ninh (346), Vĩnh Long (340), Quảng Ngãi (331), Tây Ninh (316), Hải Dương (262), Thừa Thiên Huế (262), Bắc Giang (259), Vĩnh Phúc (253), Thái Nguyên (239), Lâm Đồng (220), Quảng Nam (220), TP. Hồ Chí Minh (204), Nam Định (204), Bà Rịa - Vũng Tàu (188), Hòa Bình (185), Nghệ An (174), Đắk Nông (158), Phú Thọ (145), Tuyên Quang (144), Thái Bình (133), Hà Giang (121), Cần Thơ (114), Kiên Giang (113), Bạc Liêu (106), Phú Yên (106), Gia Lai (100), Hà Nam (98), Hậu Giang (95), Lạng Sơn (92), Bình Thuận (82), Sóc Trăng (82), Quảng Bình (80), Ninh Bình (77), Lào Cai (66), Yên Bái (65), Sơn La (63), Kon Tum (61), Đồng Tháp (61), Bình Dương (59), An Giang (59), Điện Biên (55), Đồng Nai (55), Tiền Giang (42), Quảng Trị (40), Long An (39), Ninh Thuận (35), Lai Châu (26), Cao Bằng (19), Bắc Kạn (14).

Ngày 17/01/2022, Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung 5.366 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Cà Mau.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-130), Lạng Sơn (-129), Khánh Hòa (-124).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (+270), Trà Vinh (+177), Thái Nguyên (+127).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.155 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.045.290 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.725 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.038.959 ca, trong đó có 1.744.645 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.461), Bình Dương (292.143), Đồng Nai (99.339), Hà Nội (91.182), Tây Ninh (85.732).

Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 20.172 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.747.462 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.218 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.938 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 855 ca; Thở máy không xâm lấn: 136 ca; Thở máy xâm lấn: 702 ca; ECMO: 19 ca

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 16/01 đến 17h30 ngày 17/01 ghi nhận 179 ca tử vong tại:

Tại TP. Hồ Chí Minh (12) trong đó có 1 ca từ Tiền Giang chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (23 ca trong 02 ngày), Bà Rịa - Vũng Tàu (15 ca trong 02 ngày), Hà Nội (14), Tiền Giang (11), Vĩnh Long (11), Kiên Giang (11), Tây Ninh (10), Cần Thơ (10), Khánh Hòa (7), Bến Tre (5), Bạc Liêu (5), Bình Phước (4), Cà Mau (4), Trà Vinh (4), Hà Giang (3), Bình Định (3), Sóc Trăng (3), Huế (3), Bình Dương (3), Đắk Lắk (2), Hải Phòng (2), Hòa Bình (2), Phú Yên (2), Đắk Nông (2), Long An (2), Bắc Kạn (1), Lạng Sơn (1), Quảng Ninh (1), Gia Lai (1), Phú Thọ (1), Lâm Đồng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 180 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.788 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.519.938 mẫu tương đương 76.308.450 lượt người, tăng 39.025 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 16/01 có 897.167 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 168.960.116 liều.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.023.546 ca nhiễm

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.023.546 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.506 ca nhiễm).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.609 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 17/1.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.935 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.017.268 ca, trong đó có 1.724.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.257), Bình Dương (292.084), Đồng Nai (99.284), Hà Nội (88.227), Tây Ninh (85.416).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.326 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.727.290 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.113 ca.

Số bệnh nhân tử vong

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 184 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.609 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.397.354 mẫu tương đương 76.176.966 lượt người, tăng 110.482 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 15/01 có 1.057.845 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 168.003.163 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.595.722 liều, tiêm mũi 2 là 72.319.574 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 17.087.867 liều.

Hà Nội có hơn 60.000 F0 đang điều trị, quận Đống Đa tăng "nóng"

Sở Y tế Hà Nội ngày 16/1 công bố 2.983 trường hợp Covid-19 với 706 F0 cộng đồng. Số nhiễm ghi nhận trong ngày tăng 173 ca so với hôm qua.

Như vậy đến nay, toàn thành phố có gần 60.000 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại hai bệnh viện Trung ương có gần 350 ca, tại các bệnh viện (tầng 2 và 3) của Hà Nội là 3.411 ca.

img

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em.

Nhóm bệnh nhân Covid-19 mới trú tại 409 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã.

Các địa phương ghi nhận số F0 lớn nhất trong ngày: Đống Đa 191, Hoàng Mai 186, Thanh Trì 156, Đông Anh 123, Thanh Xuân 116, Hai Bà Trưng 135;...

Một số địa bàn xã/phường có số nhiễm cao hôm nay: Phúc Xá (Ba Đình); Ngọc Thụy, Việt Hưng (Long Biên); Vĩnh Tuy, Nguyễn Du (Hai Bà Trưng); Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm); Chương Dương (Hoàn Kiếm); Trâu Quỳ (Gia Lâm); Định Công, Vĩnh Hưng, Tương Mai, Tân Mai (Hoàng Mai); Mễ Trì (Nam Từ Liêm); Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì); Khương Đình (Thanh Xuân); Võng La, Kim Chung (Đông Anh); Ngọc Khánh (Ba Đình); Phương Liên (Đống Đa);...

Như vậy, từ đầu đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4) tới nay, địa bàn Hà Nội đã ghi nhận tổng số 91.370 ca Covid-19. Riêng từ thời điểm áp dụng "thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19" theo Nghị quyết 128 của Chính phủ (từ ngày 11/10), toàn TP có thêm 87.332 F0 mới.

Hai tuần gần đây, mỗi ngày TP ghi nhận từ 2.500 đến gần 3.000 F0 mới, trong đó ngày 14/1 là kỷ lục về số nhiễm với 2.993 F0, 772 ca cộng đồng. Hà Nội vẫn tiếp tục đứng đầu cả nước về số F0 mới mỗi ngày.

Các quận huyện có số nhiễm cộng dồn lớn nhất (từ đầu năm 2021 tới hết ngày 16/1/2022) là: Hoàng Mai (7.950 F0), Đống Đa (7.648 F0), Hai Bà Trưng (5.319 F0), Nam Từ Liêm (5.242 F0) và Thanh Xuân (4.792 F0).

Hiện trên toàn TP, dịch vẫn ở cấp độ 2. Ở cấp quận, huyện, thị xã: có 23 địa phương cấp độ 2; 7 quận, huyện, thị xã còn lại ở cấp độ 3; không có quận huyện nào ở cấp độ 4. Với cấp xã, phường: có 54 xã, phường ở cấp độ 1; 367 xã phường ở cấp độ 2; 158 xã, phường ở cấp độ 3 và không có địa phương nào ở cấp độ 4.

Cung cấp thông tin F0 kịp thời để giảm ca tử vong và ca mắc

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho rằng một bộ phận người dân tự test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không khai báo y tế, tự theo dõi, điều trị tại nhà, dẫn đến nhiều hệ lụy.

img

Nhân viên Trạm Y tế lưu động đi phát túi thuốc hỗ trợ cho F0 điều trị tại nhà. (Ảnh: Nhựt An/TTXVN)

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh đã thực hiện chủ trương sử dụng kết quả test nhanh SARS-CoV-2 để xác định người nhiễm và F0 không triệu chứng được theo dõi, điều trị tại nhà.

Việc này đã mang nhiều lợi ích tích cực, góp phần huy động sự tham gia và phát huy sức mạnh cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch cũng như giảm quá tải cho ngành y tế. Đặc biệt người dân phải cung cấp thông tin F0 kịp thời để kịp thời xử lý, giúp giảm ca tử vong và ca nhiễm.

Ông Đoàn Tấn Bửu cho rằng một bộ phận người dân tự test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không khai báo y tế, tự theo dõi, điều trị tại nhà, dẫn đến nhiều hệ lụy. Khi không khai báo ngay từ đầu, bệnh nhân không được y tế hỗ trợ kịp thời, đặc biệt người lớn tuổi, có bệnh nền. Việc tham gia tích cực phòng, chống dịch, ủng hộ chủ trương F0 không triệu chứng, điều trị tại nhà là rất tốt, tuy nhiên người bệnh cần cung cấp thông tin kịp thời cho ngành y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn, theo dõi, tránh chuyển nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ người trên 50 tuổi, dù là người đã mắc hay không mắc COVID-19 cũng phải nắm tình hình sức khỏe và theo dõi kỹ vì đây là đối tượng nguy cơ cao, chuyển nặng, tử vong; đồng thời tăng cường các đội y tế lưu động, tình nguyện, đảm bảo tất cả trường hợp mắc bệnh đều được theo dõi, hỗ trợ kịp thời.

Công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 được tỉnh đẩy nhanh tốc độ, đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cao. Tỉnh đã triển khai tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho những đối tượng có nguy cơ cao nhằm giảm nguy cơ mắc, chuyển nặng, tử vong khi mắc COVID-19.

Ông Tạ Tùng Lâm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm ngành y tế triển khai mạnh mẽ, toàn diện “Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ” bằng các biện pháp: rà soát các đối tượng chưa được tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, đặc biệt chú trọng các đối tượng nguy cơ cao và rất cao là người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, để tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 16/1, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 115 ca mắc COVID-19, đang điều trị 8.202 ca. Số bệnh nhân hoàn thành điều trị 97 ca; có 12 ca tử vong trong ngày là người trên 50 tuổi và có bệnh nền./.

Phát hiện mới về khả năng lây truyền nCoV của F0

Theo nghiên cứu tại Anh, các F0 vẫn có nguy cơ lây truyền nCoV cho người khác sau 2 tháng mắc bệnh.

img

Nhóm chuyên gia tại Đại học Exeter khuyến cáo sau khi tiếp xúc F0, chúng ta nên tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày. Ảnh: Freepik.

Đây là kết quả nhóm chuyên gia tại Đại học Exeter ở Anh công bố trên tạp chí Journal of Infectious Diseases.

Nhóm chuyên gia thử nghiệm trên 176 người có kết quả dương tính với nCoV, được xác định bằng xét nghiêm rRT-PCR để xem liệu virus còn hoạt động hay không.

Các tác giả báo cáo 13% bệnh nhân Covid-19 vẫn còn khả năng lây truyền virus sau 10 ngày cách ly. Đặc biệt, trong một số trường hợp, sau 68 ngày vẫn có thể truyền nCoV cho người lành.

Theo nghiên cứu, các trường hợp có mức độ virus cao không có đặc điểm lâm sàng nào đáng chú ý. Điều này đồng nghĩa tình trạng trên có thể xảy ra với bất kỳ bệnh nhân Covid-19 nào. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của những người này cũng giảm theo thời gian.

“Đây là nghiên cứu trên số mẫu tương đối nhỏ, song, kết quả của nó cho thấy nCoV vẫn ‘sống’ trong cơ thể người bệnh ít nhất sau 10 ngày khởi phát triệu chứng. Không có đặc điểm khác biệt về mặt lâm sàng nên chúng ta không thể đoán ai sẽ là người có khả năng lây truyền virus mạnh và lâu hơn”, GS Lorna Harries, Đại học Exeter, cho biết.

GS Harries và cộng sự cảnh báo chúng ta nên thận trọng sau khi tiếp xúc người mắc Covid-19, nhất là khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa giảm thời gian cách ly của người tiếp xúc gần F0 xuống còn 5 ngày.

Các chuyên gia đánh giá phát hiện mới của nhóm tác giả tại Anh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sức khỏe cộng đồng nói chung. Ví dụ chúng ta vô tình người tiếp xúc gần F0, sau đó chủ quan, chăm sóc cho nhóm dễ bị tổn thương như người già, mắc bệnh nan y, có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, khiến nguy cơ mắc Covid-19 của họ cao hơn. Đây đều là những người có khả năng tử vong vì Covid-19 cao.

Đồng tác giả nghiên cứu, TS Merlin Davies, Đại học Exeter, khuyến cáo những người tiếp xúc gần F0 nên tự theo dõi sức khỏe sau ít nhất 10 ngày và cần xét nghiệm âm tính để đảm bảo không bị lây nhiễm. Nhóm tác giả đang làm các thử nghiệm quy mô lớn hơn để củng cố thêm dữ liệu cho kết luận mới.

Yếu tố quan trọng trong việc phòng, chống Covid-19 là xác định người nhiễm bệnh và cách ly họ khỏi người lành. Các phát hiện trước đây đã nhận thấy sự phát tán nCoV từ người mang trùng sang người lành hầu hết đều xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc trước khi khởi phát triệu chứng. Đa số bằng chứng cũng cho thấy thời gian tồn tại của virus tương đối ngắn và theo thời gian, các mảnh nCoV sẽ rụng dần, ngoại trừ ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc tình trạng nặng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra nCoV có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh lâu hơn chúng ta vẫn nghĩ. Virus tồn tại càng lâu trong cơ thể, nguy cơ nó đột biến và người này truyền bệnh cho cộng đồng càng cao.

Đầu tháng 1, trong nghiên cứu chờ phản biện trên tạp chí Nature, nhóm chuyên gia của Viện Y tế Quốc gia Mỹ phát hiện nCoV có thể lây lan đến tim và não trong vòng vài ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Đặc biệt, nó có thể tồn tại nhiều tháng trong cơ thể người. Họ đã tìm thấy các phần tử virus tồn tại ở nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả tim và não, trong 230 ngày từ khi khởi phát triệu chứng.

Nga lên kế hoạch điều chế vaccine Sputnik ngừa cùng lúc nhiều biến thể

Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Quốc gia Gamaleya của Nga cho biết trung tâm dự kiến điều chế loại vaccine có thể ngừa cùng lúc một số biến thể của virus SARS-CoV-2.

img

Dây chuyền sản xuất vaccine phòng COVID-19 Sputnik V tại Công ty công nghệ sinh học BIOCAD ở Strelna, ngoại ô Saint Petersburg (Nga). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trên kênh truyền hình Rossyia 1 ngày 16/1, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Quốc gia mang tên Gamaleya, ông Denis Logunov cho biết trung tâm này dự kiến điều chế loại vaccine có thể ngừa cùng lúc một số biến thể của virus SARS-CoV-2.

Loại vaccine này sẽ có thể ngừa cả virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc, cũng như các biến thể Delta và Omicron.

Ông Logunov dự báo do biến thể Omicron, số ca mới mắc COVID-19 trong ngày ở Nga sẽ tăng mạnh.

Tính đến sáng 16/1, trong vòng 24 giờ Nga đã ghi nhận thêm 29.230 ca mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 13/12/2021, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên thành 10.803.534 ca.

Các địa phương ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất là thủ đô Moskva với 6.480, thành phố St. Petersburg 3.958, tỉnh Moskva 3.147 ca.

Cũng trong 24 giờ qua đã có 686 bệnh nhân tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở Nga lên thành 321.320 ca, trong khi có 22.731 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân được xuất viện lên thành 9.858.615 người./.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.