Hồ sơ tài liệu

Tổng thống Syria "cúi đầu" trước... phe đối lập

24/12/2015, 13:20

Dường như lo sợ cho tương lai tại vị ở Syria, Tổng thống Assad đã chấp nhận đàm phán với phe đối lập.

ds-lvjb-1449711692489
Tổng thống Syria Bashar al Assad

Ngày 23/12, chính quyền tổng thống Bashar al Assad tuyên bố sẵn sàn tham gia các cuộc hội đàm với phe đối lập Syria do Liên hợp quốc làm trung gian. Dự kiến, các cuộc hội đàm sẽ diễn ra vào tháng 1/2016.

Trước đó, Tổng thống Assad từng kiên quyết không đàm phán với phe đối lập và gọi họ là "kẻ khủng bố". Tuy nhiên, việc đồng ý đàm phán lần này cho thấy ông Assad đang lo sợ việc có hay không được tại vị trong tương lai.

Trước đó, với đại đa số tán thành, Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc đã thông qua dự thảo Nghị quyết do Mỹ đệ trình về việc hỗ trợ hòa bình quốc tế tại Syria. Nghị quyết mới có các nội dung chủ yếu như người dân nước này có quyền quyết định tương lai đất nước, chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào dân thường.

Nghị quyết này cũng kêu gọi thu xếp một tiến trình đối thoại giữa đại diện Chính phủ Syria và các nhóm đối lập vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là nghị quyết không hề nhắc đến số phận Tổng thống Syria Assad.

Trước đó, đầu tháng 12, hội nghị các nhóm đối lập Syria (gồm Ả rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ) đã kêu gọi đưa Syria thành một nước dân chủ với chính quyền đa nguyên có thể đại diện cho hầu hết người dân Syria. Hội nghị cũng yêu cầu ông Assad từ chức trong quá trình chuyển tiếp chính trị.

Số phận Tổng thống Assad vẫn là một vấn đề nóng. Bởi lẽ, Nga và Iran - hai đồng minh thân cận của ông Assad đang dần thay đổi quan điểm về vị Tổng thống này.

Đặc biệt, sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Kerry, Nga "úp mở" đã có phương án thay thế ông Assad. Mỹ cũng không kiên quyết muốn ông Assad phải ra đi ngay lập tức.

Hiện tại có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề Syria. Các bên vẫn gặp khó khăn khi tranh luận nên chuyển giao quyền lực cho bên nào.

Cuộc xung đột tại Syria đã kéo dài hơn 4 năm khiến hơn 250 nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Cuộc nội chiến này cũng gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ ở châu Âu.

Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây xung quanh tương lai của ông Assad khiến cho tiến trình hòa bình tại quốc gia Trung Đông này bế tắc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.