Đời sống

Trang trí lễ cúng Rằm tháng Chạp cầu kỳ, đẹp nhất năm 2022

16/01/2022, 05:15

Báo Giao thông giới thiệu một số mẫu trang trí lễ cúng Rằm tháng Chạp cầu kỳ, đẹp nhất năm 2022.

Ngày rằm cuối cùng của năm

Theo PGS. TS Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá Dân gian, lịch cổ của người Việt chỉ có 10 tháng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Lạp là lễ tế thần vào dịp cuối năm (tháng 12 âm lịch) nên còn gọi là Lạp nguyệt. Văn hóa Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, tháng 12 cũng là tháng nhiều lễ lạt cúng bái. Tên gọi tháng Chạp xuất phát từ đây.

img

Mâm cúng ngày Rằm tháng Chạp đủ đầy

Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom, chăm sóc mồ mả cha ông trong tháng cuối năm, để năm hết tết đến khi thắp hương mời tổ tiên về nhà ăn tết thì phần mộ đều được tươm tất, thể hiện sự nhớ ơn và tình cảm ấm áp của gia đình, họ tộc.

img

Mâm lễ chay cúng ban Thần tài

Giải thích vì sao tháng Chạp còn hay được gọi là "tháng củ mật", PGS. TS Trần Hữu Sơn chia sẻ: "Tháng 12 âm lịch mọi người hay nói 'tháng củ mật' ý là nhắc nhở nhau cẩn thận, bởi, đây là tháng giáp Tết, thời cơ không tốt vì đây là tháng hành động của kẻ xấu, nạn trộm cắp sẽ xảy ra trong tháng cuối năm".

img

Xôi chay trang trí đơn giản

Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, Rằm tháng Chạp cũng là ngày rằm cuối cùng của năm trước khi mọi người hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ai nấy đều hối hả, dốc sức hoàn tất các kế hoạch trong năm để khi năm mới đến, nhìn lại năm cũ thấy mình có nhiều thành tựu.

Cúng Rằm tháng Chạp với ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh.

Lễ cúng Rằm tháng Chạp

Tùy quan niệm mỗi nhà và thu xếp cúng Rằm tháng Chạp. Có nhà bắt đầu làm lễ cúng Rằm từ ngày chiều 14 vắt sang ngày 15 âm lịch tháng Chạp. Có nhà cúng từ sáng sớm ngày Rằm. Nói chung cúng Rằm tháng Chạp không quy định thời gian, nhưng không nên cúng quá muộn vào lúc chạng vạng tối, hay cúng quá khuya.

img

Mâm ngũ quả đơn giản

Tùy nhà mà sắm lễ cúng cho phù hợp, có thể cúng chay, cúng mặn... Lễ cúng mặn thường có gà luộc, xôi đỗ/gấc, canh miến, giò hoặc chả, rượu gạo và một vài món mặn khác, nhưng hạn chế dùng tỏi, hoặc một số gia vị có mùi nồng trong chế biến mâm cúng.

img

Lễ xôi gà đơn giản

Lễ cúng chay tùy tâm. Nhưng cả lễ cúng mặn, cúng chay đều có trầu cau, hương, đăng (nến, đèn dầu), trà nước, hoa tươi, quả đẹp (có thể bày mâm ngũ quả, hoặc tam quả nhưng chọn quả tươi, mã đẹp)...

Văn khấn là lời khấn nguyện gửi gắm tâm tư nguyện vọng về sức khỏe, tài lộc, thuận tiện gia chủ thành tâm gửi gắm hy vọng, có thể may mắn và bình an.

Bài viết mang tính tham khảo.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.