Thế giới giao thông

Tranh cãi quanh việc Mỹ trợ cấp thuế 5,7 tỷ USD cho Boeing

06/12/2016, 06:20
image

Bang Washington hỗ trợ khoản tiền khổng lồ cho dây chuyền sản xuất Boeing 777X là vi phạm quy định thương mại quốc tế.

1 Day chuyen

Dây chuyền sản xuất máy bay Boeing.

Phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuần trước về việc Washington trợ cấp thuế cho Boeing để phát triển máy bay 777X một lần nữa làm bùng lên cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới vốn âm ỉ liên quan tới kiện tụng trợ cấp suốt hơn chục năm nay.

Cùng tuyên bố chiến thắng

Phán quyết do WTO đưa ra ngày 29/11 khẳng định, bang Washington (Mỹ) hỗ trợ khoản tiền khổng lồ cho dây chuyền sản xuất Boeing 777X là vi phạm quy định thương mại quốc tế. Cụ thể, WTO xác nhận, quyết định của Mỹ năm 2013 để mở rộng ưu đãi thuế cho Boeing cho đến năm 2040 là vi phạm quy định của WTO.

Khoản trợ cấp được đưa ra theo hình thức cắt giảm thuế doanh nghiệp của bang Washington cho ngành Hàng không vũ trụ vào năm 2013 - đúng thời điểm Boeing đang cân nhắc địa điểm đặt dây chuyền sản xuất dòng máy bay thân dài mới nhất. Theo WTO, biện pháp ưu đãi thuế với điều kiện phải đặt máy bay sản xuất tại Mỹ là đã vi phạm quy định đối với các nhà cung cấp nước ngoài.

WTO không đề cập cụ thể giá trị khoản trợ cấp trái phép của Mỹ nhưng Liên minh châu Âu (EU) ước tính số tiền khoảng 5,7 tỷ USD trong gói hỗ trợ thuế 8,7 tỷ USD của Washington đối với Boeing. Phía Airbus cho rằng, gói hỗ trợ này gây thiệt hại cho họ khoảng 50 tỷ USD về doanh số.

Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom cho biết: “Phán quyết của WTO đánh dấu chiến thắng quan trọng đối với châu Âu và ngành sản xuất máy bay tại đây. Việc hội đồng WTO phát hiện bang Washington trợ cấp khoản tiền khổng lồ trị giá 5,7 tỷ USD cho Boeing là hành vi vi phạm nghiêm trọng. Chúng tôi mong muốn Mỹ tôn trọng phán quyết, nâng cao nguyên tắc cạnh tranh công bằng; Rút lại các khoản trợ cấp, không chậm trễ”.

Song về phía mình, Boeing cho rằng, khoản trợ cấp này chỉ được kích hoạt từ năm 2020 khi hãng này bắt đầu giao máy bay Boeing 777X và trị giá 50 triệu USD/năm. Mặt khác, Boeing cũng tuyên bố “chiến thắng” với Mỹ và bản thân công ty sản xuất máy bay này, bởi dù WTO xử thắng EU trong khiếu nại về hỗ trợ thuế của Washington cho Boeing nhưng cơ quan này bác bỏ 6 khiếu nại khác của Airbus với Boeing.

Phán quyết không tạo cú hích

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tranh chấp giữa Airbus - Boeing về trợ cấp của Chính phủ. Song, WTO chỉ đưa ra khung thời gian trong 90 ngày để yêu cầu Mỹ rút lại khoản trợ cấp sai phạm nhưng không nói rõ chi tiết.

Vì vậy, các đại diện EU và Mỹ tiếp tục tranh cãi về số tiền Boeing phải trả lại. Giới chức Boeing và luật sư bác bỏ khả năng trả lại các khoản hỗ trợ với lý do: Hiện nay, họ chưa hề nhận được trợ cấp mà phải đến năm 2020 khi bắt đầu bán máy bay mới. Phía Boeing tuyên bố kháng cáo và khẳng định phán quyết chắc chắn bị lật ngược. Boeing tố ngược các ưu đãi thuế mà chính quyền Washington dành cho Boeing không thấm vào đâu so với hỗ trợ cho vay với tổng trị giá 22 tỷ USD từ chính quyền châu Âu cho Airbus.

Tôi nghĩ rằng, cách duy nhất để chấm dứt các cuộc tranh chấp lố bịch và dai dẳng này là chúng ta nên đưa ra một thỏa thuận để áp dụng các quy định toàn cầu nhằm ủng hộ ngành máy bay dân dụng có lợi cho cả hai bên”.

Tom Enders, Giám đốc điều hành Tập đoàn Airbus

Trong khi đó, giới chức EU chỉ trích Boeing đã rơi vào cái bẫy do chính họ tạo ra khi chấp nhận ưu đãi thuế để không chuyển sản xuất ra nước ngoài và nay Boeing rõ ràng bị giới chức khóa chặt tại Washington hơn bao giờ hết.

Ngày 30/11, Bộ Tài chính Pháp lên tiếng kêu gọi Mỹ phải tuân thủ phán quyết của WTO, chấm dứt các biện pháp trợ cấp bất hợp pháp”. “Nếu không, EU sẽ có cơ sở pháp lý để thực hiện các biện pháp trả đũa đối với hàng hóa đến từ Mỹ”, Bộ Tài chính Pháp cảnh báo.

Song, các nhà đầu tư cho rằng, phán quyết này khó có thể tạo cú hích tài chính trong tương lai gần, vì vậy, cổ phiếu của Boeing chỉ sụt giảm khoảng 0,3%. “Chúng tôi dự đoán phán quyết của WTO không có nhiều tác động đối với cả Boeing và Airbus”, các nhà phân tích đến từ Công ty Môi giới chứng khoán Bernstein (Mỹ) cho biết. Trước đây, WTO từng ra phán quyết về nhiều vi phạm ưu đãi thuế nhưng họ không ràng buộc và kiểm soát một cách chặt chẽ. Do đó, trên giấy tờ, phán quyết này được xem là bước lùi đối với Mỹ nhưng trên thực tế, phán quyết không tạo cơn bão lớn đối với Boeing hay Airbus.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.