70 năm truyền thống ngành GTVT

Trục đường nào dài, rộng nhất Miền Nam sau năm 1954?

19/03/2015, 21:56

Những năm 1954 - 1964, Miền Nam có hơn 12.000km đường bộ. Trong số đó, đa phần là đường đất.

80712150
Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa (ảnh Internet)

Tuy nhiên, đến năm 1965, số km đường đã được nâng lên hơn 20.000km, chủ yếu là các trục đường chính và liên tỉnh. Trong những năm 1960, Miền Nam đã có trạm trộn bê tông nhựa nóng (bê tông atphan). Có xưởng đúc dầm bê tông dự ứng lực, phục vụ công việc xây dựng đường, cầu.

Trục đường đôi dài, rộng nhất Việt Nam tại thời điểm này là Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa dài trên 31km, rộng 21m, được đưa vào sử dụng vào tháng 4/1961.

Về đường sắt, trong những năm trước 1954 chiều dài đường sắt bị giảm sút khá nhiều, từ 1.058km đường năm 1951 đến năm 1954 chỉ còn có 930km. Trong đó, có khoảng 1/3 km đường sắt ở Miền Nam bị hư hại vì chiến tranh, không sử dụng được. Chỉ còn lại là hai khúc từ Đông Hà - Đà Nẵng và từ Sài Gòn - Ninh Hòa.

Việc tái thiết kéo dài bốn năm, cho đến năm 1959 mới thông được tuyến Sài Gòn ra Đông Hà, sau 12 năm gián đoạn. Từ năm 1970 trở đi, chỉ có 57% số đường sắt còn sử dụng được.

Đối với ngành Hàng không, từ năm 1950 trở đi, Miền Nam vẫn duy trì 9 sân bay với 10 tuyến bay quốc tế, 9 tuyến nội địa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.