Bạn cần biết

Vén màn bí ẩn vụ nữ phi công huyền thoại Amelia Earhart mất tích

23/09/2014, 06:47

Amelia Earhart mất tích năm 1973. Tuy nhiên, chính vì Earhart quá nổi tiếng nên sự mất tích của bà càng được thêu dệt và nhuốm màu bí ẩn.

Nữ hoàng không gian

Nữ phi công huyền thoại Amelia Earhart
Nữ phi công huyền thoại Amelia Earhart

Amelia May Earhart là tên đầy đủ chính thức của bà. Earhart sinh ngày 24/7/1897 tại Kansas, một tiểu bang ở Tây Trung nước Mỹ. Bà mang trong mình dòng máu Đức - Mỹ thế nên cá tính của Kansas có phần nào mạnh mẽ và ưa mạo hiểm. 

Earhart là nữ phi công đầu tiên trên thế giới bay một mình qua Đại Tây Dương, ngoài ra bà cũng lập thêm nhiều kỷ lục khiến nhiều người thán phục, chính điều này khiến bà đi đến một tham vọng lớn hơn là: Bay vòng quanh thế giới. Nhưng năm 1937 là năm Earhart mất tích. Chính vì Earhart quá nổi tiếng nên sự mất tích của bà càng được thêu dệt và nhuốm màu bí ẩn.

Theo Người đưa tin, Amelia Earhart bắt đầu sự nghiệp từ những năm 20 của thế kỷ XX. Thời bấy giờ, đối với phụ nữ mà nói, thật sự rất khó khăn để được tạo điều kiện trở thành một phi công mà nhất là được cả thế giới ngưỡng mộ như Earhart đạt được sau này. 

Ngày ấy học nghề phi hành rất tốn kém. Làm cách nào kiếm tiền để học bay. Earhart quyết tâm làm đủ mọi nghề, từ thư ký tới tài xế, thợ chụp hình tới hầu bàn để có tiền đóng học phí. Để trở thành một phi công bà đã phải hy sinh hầu hết những nhu cầu làm đẹp của phụ nữ. Vào năm 1923, bà được Liên đoàn hàng không quốc tế cấp bằng bay. Từ đó, lịch sử hàng không thế giới bắt đầu ghi nhận những kỷ lục do Earhart lập nên khiến cho cả những nam phi công cũng phải thán phục.

Nữ phi công này được người ta tấm tắc khen ngợi vì một mình bay trong chuyến vượt Đại Tây Dương và chuyến bay không ngừng dọc nước Mỹ.

Danh vọng lên đến đỉnh cao khi Earhart được tổng thống Mỹ ngày đó là Hoover tiếp đón tại Tòa Bạch ốc và báo chí so sánh cô với phi công nổi tiếng Lindberg và gọi cô là Lady Lindy và Nữ hoàng không gian.

Cuộc đời của Amelia Earhart đã từng được đạo diễn Hilary Swank dựng thành phim dựa trên tác phẩm của nhà văn, nhà báo Susan Butler có tựa đề The Life of Amelia Earhart (Cuộc đời nữ phi công Amelia Earhart).
Cuộc đời của Amelia Earhart đã từng được đạo diễn Hilary Swank dựng thành phim dựa trên tác phẩm của nhà văn, nhà báo Susan Butler có tựa đề The Life of Amelia Earhart (Cuộc đời nữ phi công Amelia Earhart).

Những giả thuyết về vụ mất tích bí ẩn

Ngày đó, máy bay vẫn còn lạc hậu, biện pháp an toàn còn nhiều thiếu sót, mỗi chuyến bay là cả một sự đánh cược lớn với mạng sống của mình. Cả nước Mỹ như rúng động khi Earhart tuyên bố sẽ bay vòng quanh thế giới. 

Vào những năm cuối của thập niên 1930, Earhart đã diễn thuyết tại nhiều nơi đề cao vai trò phụ nữ trong nghề bay và được Đại học Purdue tài trợ đóng riêng cho cô một chiếc máy bay để cô tiếp tục làm công việc thám hiểm.

Năm 1936, chiếc máy bay Lockheed Electra 10E ra đời với nhiều bộ phận cải tiến như bình xăng lớn hơn nhằm vượt chặng đường 29000 dặm (47.000 km) vòng quanh thế giới. Earhart gọi con chim sắt hiện đại này của mình là phòng thí nghiệm bay "Flying Laboratory".

Tháng 6/1936, Earhart chuẩn bị cho chuyến bay vòng quanh thế giới có phi trình dài nhất, khoảng 29.000 dặm. Ngày 17/3/1937, Earhart bắt đầu chặng bay đầu tiên từ Oakland, California đi Honolulu, Hawaii. Định mệnh đã không cho bà hoàn tất chuyến bay khi chỉ còn khoảng 7.000 dặm nữa là kết thúc. 

Bà mất tích ngày 2/7/1937 trên chiếc Lockheed Model 10 Electra giữa trung tâm Thái Bình Dương, gần đảo Howland. Mỹ chính thức xác định bà qua đời ngày 5/1/1939, sau 2 năm mất tích. 

Các chuyên gia bảo vệ bờ biển Mỹ cho rằng, máy bay rơi gần đảo Howland tại vị trí có độ sâu 17.500 feet, sâu hơn tới 1,6 km so với nơi tàu Titanic chìm nên việc tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2009, cuộc tìm kiếm được tiến hành với tàu ngầm Seward Johnson chạy ở độ sâu 204 feet, từ vùng biển American Samoa tới tận đảo Howland. Đoàn thám hiểm có 29 người gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hải dương, chuyên gia máy tính, thủy thủ do ông Ted Waitt, Viện Hải dương Waitt đứng đầu. Sau 46 ngày, đã tìm thấy một miếng kim loại lớn, một bình chứa nhiên liệu dung tích 55 galong.

Hải quân Mỹ đưa ra giải thiết cho rằng, Amelia Earhart đã hạ cánh khẩn cấp xuống dải san hô bằng phẳng ở Nikumaroro, cách đích đến khoảng 400 dặm, và đã tiến hành tìm kiếm nhưng không có kết quả. 

Chính phủ Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc để tìm kiếm bà. Nhưng rốt cuộc,cuộc tìm kếm này đã không thành công. Việc bà Earhart mất tích vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi kể cả khi vào tháng 12/2010, khi một đoàn sinh viên đại học tìm thấy hài cốt của một phụ nữ trẻ trên đảo Nikumaroro (Phoenix, Kiribati).

Những xét nghiệm ADN cho ra kết luận không dứt khoát về để có thể kết luận đây chính là nữ phi công nổi tiếng hay không.

Tiếp tục tìm kiếm sau 75 năm mất tích

Tháng 7/2012, sau 75 năm Amelia Earhart mất tích, 1 đội tìm kiếm của tổ chức Khôi phục máy bay lịch sử quốc tế Tighar đã lên đường từ bến Honullulu bằng tàu nghiên cứu đại dương R/V Ka Imikai-O-Kanaloa, mang theo nhiều thiết bị hiện đại, đặc biệt là hệ thống định vị ngầm dưới nước bằng siêu âm.

Đây là cuộc tìm kiếm lý thú nhất trong lịch sử nước Mỹ, bởi nó không phải là cuộc tìm kiếm kho báu, mà để tìm ra một con người được nước Mỹ tôn vinh. Nữ ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, ai tìm được Amelia Earhart, người đó xứng danh được tôn vinh là Anh hùng dân tộc.

An Khanh (Tổng hợp)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.