Đường sắt

Vì sao phương tiện đường sắt phải kiểm tra bảo vệ môi trường?

27/05/2018, 10:52

Theo Thông tư 29 do Bộ GTVT ban hành, phương tiện đường sắt phải được kiểm tra về bảo vệ môi trường.

tàu container hợp tác với Tân Cảng SG

Thông tư 29 quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt

Theo Thông tư 29/2018 quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt vừa được ban hành, phương tiện đường sắt phải qua kiểm tra bảo vệ môi trường.

Thông tư quy định việc kiểm tra, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường cho linh kiện, thiết bị, tổng thành, phương tiện giao thông đường sắt sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải, phục hồi và trong quá trình khai thác trên hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia có đi cư qua khu dân cư, giao cắt với đường bộ.

Theo đó, tổng thành của phương tiện giao thông đường sắt bao gồm giá chuyển hướng, động cơ diesel, máy phát điện (trên đầu máy), động cơ điện kéo, bộ biến đổi điện, bộ truyền động thủy lực. Hệ thống của phương tiện bao gồm hệ thống hãm, hệ thống điện sức kéo, hệ thống cấp điện toa xe, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển chạy tàu. Thời gian sử dụng (tính theo năm) là thời gian được xác định từ năm sản xuất đến năm đang sử dụng của phương tiện.

Về kiểm tra chất lượng, an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường, Thông tư quy định rõ các loại hình kiểm tra gồm: kiểm tra sản xuất, lắp ráp, kiểm tra nhập khẩu, kiểm tra hoán cải, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường. Về trình tự cấp, sử dụng giấy chứng nhận và tem kiểm định, Thông tư quy định chi tiết các thủ tục trong cấp, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận, cấp tem kiểm định.

Cụ thể, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm VN. Cục Đăng kiểm VN tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng một ngày làm việc. Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Cục Đăng kiểm VN tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì Cục Đăng kiểm VN hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại.

Cục Đăng kiểm VN kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng năm ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và trong vòng một ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu nội dung hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn kiểm tra thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra sản phẩm tại hiện trường. Thông tư này có hiệu lực từ 1/7/2018.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.