Xã hội

Xử phạt PV “bị gạt tay vào má” có trái luật?

02/10/2016, 14:03

Rất nhiều ý kiến phản ứng về kết luận của Công an TP Hà Nội trong vụ xô xát giữa CSHS và PV.

147515831270792-14746933662260-1-1474634316183

Hình ảnh tại hiện trường ghi lại cuộc "xô xát" giữa chiến sĩ CSHS Công an huyện Đông Anh (áo đen) và PV báo Tuổi trẻ

Theo kết luận của cơ quan công an, hai chiến sĩ thuộc Đội hình sự Công an huyện Đông Anh đã có những hành động như “gạt tay trúng má”, “giơ chân cao nhưng đá không trúng” vào người phóng viên, dùng tay gạt máy quay… Tuy nhiên, hai cán bộ này chỉ bị xử lý kỷ luật ở mức rất nhẹ, còn PV báo Tuổi trẻ là anh Trần Quang Thế được công an xác định có nhiều hành vi vi phạm hành chính. Công an quận Tây Hồ đã gửi quyết định xử phạt hành chính đối với PV này với số tiền hơn 14 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc Cơ quan công an xác định PV vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép là không thuyết phục. Điều 1 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước quy định: Bí mật Nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khu vực nơi xảy ra vụ án trên cầu Nhật Tân không thuộc diện bí mật Nhà nước theo quy định nêu trên. Trường hợp hiện trường vụ án không tuân thủ quy định nêu trên thì phóng viên báo Tuổi trẻ không vi phạm khu vực cấm.

Đối với các hành vi: có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ; lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân; đỗ xe mô tô trên cầu; không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông…, nếu PV báo Tuổi trẻ có các hành vi vi phạm nêu trên, cơ quan Công an phải thực hiện việc xử lý hành vi vi phạm đó theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm của PV (nếu có) phải được lập biên bản vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm.

Như vậy, nếu cơ quan công an không thực hiện đầy đủ các quy định nêu trên để xử lý thì việc xử lý đó không hợp pháp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.