1. Học nhạc
Trong bài kiểm tra về IQ của trẻ, các nhà nghiên cứu nhận thấy những đứa trẻ học nhạc có IQ cao hơn.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc đào tạo âm nhạc có thể cải thiện chất lượng học của học sinh.
Một nghiên cứu của Đại học Northwestern, Mỹ cũng cho thấy rằng, người lớn tuổi hưởng lợi nhiều từ việc luyện tập âm nhạc, nó có thể giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
2. Tập thể dục
Một số trẻ em thích thể thao có thành tích kém trong học tập là bởi chúng dành quá nhiều thời gian ở sân tập chứ không phải ở thư viện.
Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ có thể cân bằng thời gian giữa việc học và tập luyện, chúng sẽ cải thiện khả năng học của mình đáng kể.
Trong một nghiên cứu năm 2007, các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng, tốc độ não nhận từ mới tăng 20% sau khi tập thể dục.
Điều này là do tập thể dục kích hoạt yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não, và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh trong phần não chịu trách nhiệm cho các khả năng học tập như trí nhớ và logic.
3. Cùng nhau đọc sách
Khi cha mẹ kể chuyện hay đọc sách cho trẻ nghe, nếu chỉ vào hình ảnh sẽ giúp trẻ phát triển khả năng đọc hiểu tốt hơn.
Nếu cha mẹ và con cái cùng nhau tập trung cho việc đọc sách, nó sẽ thúc đẩy khả năng ngôn ngữ ban đầu của trẻ tốt hơn.
4. Ngủ đủ giấc
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, thiếu ngủ 1 tiếng sẽ khiến hoạt động của não bộ chậm lại, tương đương với khả năng nhận thức của não bị suy giảm trong 2 năm.
Trong một nghiên cứu trên 7.000 học sinh trung học, tiến sĩ Kyla Wahlstrom của Đại học Minnesota, Mỹ phát hiện ra rằng, trẻ học giỏi trung bình ngủ nhiều hơn 15 phút so với trẻ có học lực bình thường.
Điều này cho thấy thiếu ngủ có thể gây ra suy giảm nhận thức trong não.
5. Kỷ luật, tự giác
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng, tính tự giác là một trong những nền tảng quan trọng nhất của sự thành công cá nhân. Học sinh có tính tự giác có thành tích cao vượt trội hơn so với học sinh bình thường, vì chúng ít trốn học, dành ít thời gian cho các hoạt động giải trí.
Điểm số cao của học sinh phần lớn nhờ vào sự chăm chỉ hơn là trí thông minh bẩm sinh. Để có kết quả cao trong học tập, chắc chắn không thể tách rời thói quen kỷ luật.
6. Chủ động học tập
Học tập là một quá trình chủ động tiếp thu kiến thức.
Cuốn sách bán chạy nhất của New York Times “The Talent Code” khuyên rằng, khi học kiến thức, bạn không nên chỉ nghe và đọc mà hãy tự kiểm tra khả năng hiểu kiến thức của mình.
Bộ não của chúng ta đã phát triển trong một thời gian dài để học bằng cách "làm gì đó" thay vì chỉ nghe và đọc.
Đây là lý do tại sao đối với việc học nhiều kỹ năng, tốt hơn hết bạn nên dành 2/3 thời gian để tự kiểm tra và suy nghĩ thay vì học thuộc lòng.
7. Ăn uống lành mạnh
Thực phẩm giàu carb, chất xơ, dễ tiêu hóa như bột yến mạch là một trong những lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ trước các kỳ thi.
Tuy nhiên, bạn có thể không biết những gì mình ăn trong tuần trước khi thi cũng ảnh hưởng đến kỳ thi.
Một nghiên cứu cho thấy, sau khi tiêu thụ thức ăn giàu chất béo, ít carbohydrate và khó tiêu (như thịt, pho mát, kem, v.v.) trong 5 ngày liên tục, tốc độ tập trung và suy nghĩ giảm đáng kể.
8. Hạnh phúc
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người hạnh phúc có khả năng thành công trong công việc và trong các mối quan hệ cao hơn những người không hạnh phúc. Họ có nhiều cơ hội phát triển tốt hơn trong sự nghiệp, lương cao, hôn nhân viên mãn.
Vì thế, một đứa trẻ sống trong gia đình hạnh phúc chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích trong quá trình lớn lên của mình.
9. Bạn bè
Như chúng ta đã biết, gen của cha mẹ có ảnh hưởng cơ bản đến con cái như mức độ thông minh và đặc điểm tính cách.
Vậy ai là người có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi của trẻ trong quá trình lớn lên? Đó có lẽ đó là những người bạn đồng trang lứa.
Cha mẹ cần đảm bảo con mình kết bạn với những đứa trẻ có tính cách tốt để cùng nhau tiến bộ.
Một nghiên cứu của nhà kinh tế học Bruce Sacerdote tại Đại học Dartmouth cho thấy, bạn cùng phòng ký túc xá có tác động rất lớn đến điểm GPA của sinh viên đại học.
Ông nhận thấy rằng, những sinh viên có điểm trung bình thấp thường cải thiện điểm số sau khi làm bạn cùng phòng với những bạn cùng lớp có điểm trung bình cao hơn và ngược lại.
10. Tin tưởng
Nhà tâm lý học xã hội Rosenthal từng thực hiện một thí nghiệm với học sinh tiểu học. Ông cho giáo viên chọn ngẫu nhiên một số học sinh trong lớp và phong cho chúng danh hiệu “chuyên gia học tập”.
Các em sau đó vẫn đến lớp bình thường như những học sinh còn lại trong lớp và không được hỗ trợ thêm về học tập. Tuy nhiên, sau một thời gian, những đứa trẻ được phong cho danh hiệu đều cải thiện IQ của mình ít nhất 10 điểm, và 30% trong số chúng cải thiện chỉ số IQ của mình từ 22 điểm trở lên.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận