1. Teff
Là một loại ngũ cốc được trồng chủ yếu ở Ethiopia và Eritrea, teff là một loại hạt tốt chứa dinh dưỡng cao. Ngoài protein, sắt, teff còn là thực phẩm chứa rất nhiều canxi. 1 chén teff nấu chín có chứa 123mg canxi, tương đương với một nửa chén rau bina. Đây cũng là một loại ngũ cốc khác thường vì có chứa cả vitamin C. Teff thường được sử dụng để sản xuất món bánh mỳ dẹt truyền thống trong khu vực.
2. Fonio
Có nguồn gốc từ Tây Phi Sahel, fonio là một loại hạt có họ hàng với hạt kê, có khả năng thích nghi cao với mùa khô. Fonio chứa nhiều axit amin và được yêu thích trong các món salad, món hầm và cháo. Giống như teff, fonio trưởng thành nhanh chóng, tạo ra hạt chỉ trong 6 đến 8 tuần, và sinh trưởng tốt trong các vùng khô cằn với lượng mưa thấp.
3. Amaranth
Thuộc họ nhà rau dền, loại rau này được coi là thực phẩm chủ lực ở Kenya, Uganda và Yoruba. Ở những nơi đây cả lá và hạt rau dền đều được sử dụng làm thực phẩm. Hạt rau dền chứa nhiều protein hơn khoảng 30% so với các loại ngũ cốc như gạo, lúa miến và lúa mạch đen. So với các loại ngũ cốc khác, rau dền rất giàu axit amin thiết yếu.
4. Moringa
Có nguồn gốc từ Châu Phi và Nam Á, tất cả các bộ phận của cây moringa như vỏ cây, lá, quả, hạt, củ, rễ và hoa moringa đều có thể ăn được. Lá được sử dụng tươi hoặc khô và nghiền thành bột, chứa nhiều protein, canxi, sắt, Vitamin C và Vitamin A. Moringa đặc biệt hứa hẹn là nguồn thức ăn ở vùng nhiệt đới vì cây mọc đầy lá vào cuối mùa khô khi các loại thực phẩm khác thường khan hiếm.
5. Lá bí ngô
Lá bí ngô được ăn khắp châu Phi và là một loại thực phẩm phổ biến, lá có thể ăn tươi hoặc khô. Loại lá này có thể được hấp như rau bina, xào cùng một ít dầu ô liu với tỏi và muối, hoặc được sử dụng trong các món hầm. Lá bí ngô chứa một lượng Vitamin A, Vitamin C, canxi và sắt có lợi cho sức khỏe, cũng như folate, kali và một số vitamin B.
6. Quả baobab
Baobab là một loại cây phổ biến mang tính biểu tượng ở miền đông và nam châu Phi. Trái cây Baobab rất khô nên nó giữ được rất lâu.Trái cây Baobab đặc biệt có nhiều chất chống oxy hóa, cũng như chất xơ (gấp 10 lần chất xơ của táo), kali, magiê và sắt. Lá baobab dạng bột thường được bán ở các thị trường xung quanh Tây Phi, và được trộn vào nước ép quả hoặc sinh tố.
7. Dâm bụt
Hoa dâm bụt khô được ngâm trong nước nóng gọi là trà dâm bụt rất phổ biến ở Bắc Phi, đặc biệt là Ai Cập và Sudan, ở những nơi này trong lễ kỷ niệm đám cưới truyền thống mọi người sẽ được mời thưởng thức một ly trà dâm bụt.
Trà dâm bụt được coi là là thức uống quốc gia của Senegal. Trà dâm bụt rất giàu khoáng chất chống oxy hóa và vitamin C, món đồ uống này cũng có thể được uống cùng với đá.
8. Quả me
Có nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới và được đánh giá cao vì hương vị chua ngọt, me còn được sử dụng để làm nước ép, và rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bột me còn là một nguồn giàu chất xơ; 100 g bột me cung cấp hơn 13% chất xơ mà bạn thường cần trong một ngày. Ngoài ra quả me đặc biệt hữu ích trong việc phục hồi sự mất cân bằng điện giải khi bạn đang bị mất nước, đó là lý do tại sao nhiều cộng đồng ven biển Đông Phi sẽ mời du khách một ly ukwaju vào một ngày nóng.
9. Dừa
Dừa khiêm nhường, có mặt khắp nơi trên các bờ biển nhiệt đới ở châu Phi. Sự kết hợp axit béo độc đáo của dừa mang nhiều ích lợi cho sức khỏe. Nước cốt dừa chứa protein hỗ trợ hệ tiêu hóa, là một loại thuốc kháng vi-rút tự nhiên và tăng cường vẻ đẹp cho da. Giống như me, nước dừa là một thức uống điện giải tuyệt vời, bù nước rất tốt cho cơ thể.
10. Kenkiliba
Có nguồn gốc từ Sahel, lá cây Kenkiliba được sử dụng để pha trà và được quảng cáo là thuốc giải độc tiêu hóa cùng như chữa bệnh rất tốt. Loại trà lá cây này rất phổ biến ở Burkina Faso, Mali, Senegal, Guinea và Gambia.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận