1. Quả bơ là một “siêu thực phẩm” rất giàu các chất dinh dưỡng, bao gồm chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, những người đang gặp phải các vấn đề về thận nên hạn chế tiêu thụ loại quả này vì bơ rất giàu kali (150 gram bơ cung cấp khoảng 727 mg kali). |
2. Bánh mì nguyên cám: Thông thường đối với những người khỏe mạnh, bánh mì nguyên cám thường được khuyên dùng hơn bánh mì từ bột trắng tinh chế do hàm lượng chất xơ cao hơn. Tuy nhiên, với những người mắc các bệnh vì thận thì nên hạn chế ăn loại bánh mì này vì tránh nạp quá nhiều hàm lượng phốt pho và kali. Lưu ý rằng, hầu hết các loại bánh mì, bất kể là lúa mì trắng hay lúa mì nguyên chất cũng chứa lượng natri tương đối cao. Vì vậy, nên hạn chế ăn món này nếu bạn đang gặp các vấn đề về thận. |
3. Gạo lứt: Giống như bánh mì nguyên chất, gạo lức là một loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng kali và phốt pho cao hơn so với gạo trắng. Một chén gạo lức nấu chín chứa 150 mg phốt pho và 154 mg kali, trong khi một chén gạo trắng nấu chín chỉ chứa 69 mg phốt pho và 54 mg kali. |
4. Chuối: Chuối cũng nổi tiếng là loại trái cây có hàm lượng kali cao. Vì vậy, với những người mắc các bệnh về thận nên lựa chọn các loại hoa quả khác thay thế, dứa có thể là một gợi ý hấp dẫn. |
5. Sữa: Các sản phẩm sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng cũng là một nguồn cung cấp phốt pho, kali tự nhiên và protein dồi dào. Tiêu thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác có thể gây bất lợi cho sức khỏe xương ở những người mắc bệnh thận. Nguyên nhân là khi thận bị tổn thương, tiêu thụ quá nhiều phốt pho có thể gây ra sự tích tụ phốt pho trong máu. Điều này có thể làm cho xương của bạn mỏng và yếu theo thời gian, làm tăng nguy cơ gãy và thoái hóa xương khớp. |
6. Cam và nước cam có hàm lượng vitamin C và kali dồi dào. Với hàm lượng kali này, những người mắc các vấn đề về thận nên hạn chế tiêu thụ. Nho, táo và quả nam việt quất là những lựa chọn thay thế tốt hơn vì chúng có hàm lượng kali khiêm tốn hơn nhiều. |
7. Dưa chua, kim chi: Dưa chua, kim chi thường có hàm lượng lớn muối được thêm vào trong quá trình lên men. Vì vậy, những người mắc bệnh thận nên hạn chế tiêu thụ sản phẩm dạng này. |
8. Quả mơ rất giàu vitamin C, vitamin A, chất xơ và kali. Đặc biệt, hàm lượng kali trong mơ khô còn lớn hơn nhiều quả mơ tươi. Vì vậy, những người mắc các bệnh về thận nên hạn chế tiêu thụ loại quả này. |
9. Khoai tây và khoai lang cũng đặc biệt giàu kali. Chỉ cần một củ khoai tây nướng cỡ trung bình (156 g) chứa khoảng 610 mg kali, trong khi một củ khoai lang nướng cỡ trung bình (114 g) chứa 541 mg kali. Một bí quyết “lọc kali” được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên áp dụng là cắt khoai tây thành miếng nhỏ, mỏng và đun sôi trong ít nhất 10 phút có thể giảm khoảng 50% hàm lượng kali. |
10. Cà chua là một loại trái cây có hàm lượng kali cao, nên hạn chế ăn cho những người mắc các vấn đề về thận. |
11. Rau bina và rau cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất khác nhau, bao gồm cả kali. Đặc biệt, khi nấu chín các loại rau xanh này cũng không làm mất đi hàm lượng kali. |
12. Trái cây sấy khô (nho, mận,…): Khi trái cây được sấy khô sẽ khiến tất cả các chất dinh dưỡng của chúng được cô đặc, bao gồm cả kali. Vì vậy, mặc dù chất dinh dưỡng này rất tốt nhưng những người mắc các vấn đề bệnh thận nên cân nhắc sử dụng. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận