Lý do số 1: Tiếp cận một người lạ
Trẻ có thể sử dụng mật mã gia đình trong các tình huống khác nhau, ví dụ như trẻ được một người bạn của bố mẹ hoặc bất kỳ ai khác tới đón. Là bố mẹ, bạn có thể thông báo cho bạn bè của mình về mật mã riêng nếu có ý định nhờ đi đón hộ. Khi trẻ nhận ra đúng mật mã, chúng sẽ cảm thấy an toàn và biết rằng việc đi với người này sẽ không nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong một số tình huống khác trẻ có thể nhận ra bạn bè của bố mẹ và tin tưởng mà không cần bất kỳ bằng chứng nào. Một kịch bản khác có thể xảy ra, khi một người lạ tiếp cận và giả vờ là bạn của bố mẹ rồi nói rằng bố mẹ nhờ đến đón hộ. Nếu người lạ này không nói chính xác mật mã, trẻ sẽ hiểu rằng đó là lời nói dối và cố gắng trốn thoát.
Lý do 2: Ở nhà một mình
Khi trẻ ở nhà một mình, người lạ có thể cố lừa trẻ bằng cách giả làm thợ điện, thợ sửa ống nước hoặc nhân viên giao hàng. Một số đứa trẻ dễ tin sẽ mở cửa và ngay lập tức gặp nguy hiểm. Để tránh điều này, bạn có thể dạy trẻ luôn luôn yêu cầu người khác nói mật mã trước tiên. Nếu người đó không nói hoặc nói không chính xác thì không nên mở cửa trong mọi trường hợp.
Lý do thứ 3: Tình huống khẩn cấp
Nếu vì bất kỳ lý do nào trẻ bị tách khỏi bố mẹ, một mật mã có thể cứu giúp chúng. Nghe một từ gì đó như mật mã riêng có thể thu hút sự chú ý của bạn ngay lập tức thay vì là những từ quen thuộc như "Mẹ ơi", "Cứu con với". Nếu bố mẹ phản ứng nhanh thì có thể cứu được con mình nhanh chóng.
Điều quan trọng là đừng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc nghĩ rằng mọi tình huống với người lạ đều là nguy hiểm. Điều quan trọng nhất cần nhớ ở đây là nâng cao nhận thức của trẻ và dạy trẻ cách thận trọng. Mật khẩu gia đình sẽ giúp trẻ học được rằng chúng có thể giảm bớt nỗi sợ hãi và thoát khỏi những tình huống nguy hiểm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận