Giáo dục

3 vấn đề khiến trẻ khó tập trung học, dễ khiến cha mẹ tức giận, mất kiềm chế

14/10/2022, 01:00

Nhiều cha mẹ thường tức giận khi dạy kèm con cái học, đó là họ không hiểu được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề khiến mình bị như vậy.

Không khó để nhận thấy trên mạng xã hội lan truyền những câu chuyện về cha mẹ dạy kèm con học nhưng tức giận tới mức phải nhập viện vì nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Nhiều cha mẹ cũng than phiền rằng, họ cảm thấy rất tức giận, bất lực khi dạy con học. Rốt cuộc tại sao lại có chuyện này xảy ra?

Cha mẹ bất lực khi kèm con làm bài tập về nhà

Không giống như những gia đình ít quan tâm tới con cái, nhiều cha mẹ có trình độ học vấn cao, họ rất coi trọng việc học của con mình và dành thời gian buổi tối để kèm con học.

Họ đặt nhiều kỳ vọng vào con cái, đầu tư thời gian và công sức để dạy con học. Thế nhưng, kết quả lại không như họ mong đợi. Ngay cả những người dù tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ vẫn cảm thấy khó khăn khi dạy dỗ con mình.

img

Đặc biệt là khi trẻ ở độ tuổi tiểu học, chúng không có khái niệm thời gian. Khi bị cha mẹ thúc giục học bài sau khi ăn cơm, trẻ thường chần chừ, lề mề, yêu cầu làm bài trong 1 tiếng mà mãi tới 2-3 tiếng mới xong.

Khi gặp những đứa trẻ như vậy, cha mẹ thường rất tức giận, không kiềm chế được cảm xúc của mình, đánh mắng cũng vô tác dụng nên họ cảm thấy bất lực.

Những vấn đề khiến trẻ mất tập trung, chán học

Trên thực tế, hầu hết những đứa trẻ vất vả với bài tập về nhà và lơ là trong học tập đều có những khó khăn riêng không thể bày tỏ trước mặt cha mẹ. Vì thế, cha mẹ cần phải hiểu được những nỗi khổ của trẻ trước khi chỉ trích chúng không hiểu bài, đặc biệt cần chú ý những điều dưới đây:

1. Làm bài tập quá nhiều sau giờ học

Nhiều cha mẹ tin vào phương pháp “cần cù bù thông minh”. Vì thế, sau khi trẻ làm xong bài tập trên lớp, họ sẽ giao thêm bài tập khác để trẻ có thể tiến bộ nhanh hơn, vượt trội so với các bạn.

img

Cha mẹ có thể nghĩ rằng, con cái làm nhiều bài tập hơn thì sẽ giỏi giang hơn. Thế nhưng, đối với trẻ em, việc học cả ngày trên trường đã rất mệt, tối về còn làm nhiều bài tập sẽ khiến chúng rất kiệt sức.

Khi đó, nhu cầu và động lực để hoàn thành bài tập về nhà càng sớm càng tốt của trẻ dần giảm đi, chúng sẽ lề mề hơn, không thích học nữa. Cuối cùng, cha mẹ gặp khó khăn trong việc kỷ luật và thuyết phục trẻ học.

2. Mức độ tập trung của mỗi đứa trẻ khác nhau

Trẻ tiểu học chưa hình thành thói quen tập trung khi học, chúng thường làm cái này cái khác và khó ngồi yên một chỗ. Đối với những đứa trẻ như vậy, cha mẹ nên tập trung vào việc trau dồi thói quen học tập trên cơ sở không giao quá nhiều bài tập về nhà cho con.

img

Thời gian trẻ nhỏ tập trung thường không quá 15 phút. Vì thế, khi kèm trẻ làm bài, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn uống no, làm xong hết mọi việc rồi mới ngồi vào bàn học.

Ngoài ra, cha mẹ nên tham khảo cách học theo phương pháp Pomodoro, học 15 phút nghỉ 5 phút. Bằng cách này, trẻ sẽ thấy việc học không quá mệt. Khi học và nghỉ ngơi như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

3. Phương pháp giáo dục chưa phù hợp

Dạy dỗ con cái không phải là điều dễ dàng, nhất là với những người làm cha mẹ lần đầu, họ thường quá khích, hay cáu gắt khi dạy con.

img

Dù là trẻ con hay người lớn thì cũng đều thích nghe những lời nhẹ nhàng, tử tế. Việc trẻ học dưới áp lực la mắng, nhăn nhó từ cha mẹ sẽ không mang lại hiệu quả.

Trong nhiều trường hợp, khi kèm cặp và dạy dỗ con cái, cha mẹ không chỉ chú ý đến thời gian, phương pháp, thói quen mà còn phải chú ý đến lời nói, việc làm, thái độ của mình trước mặt trẻ.

Dù cha mẹ có trình độ nào đi chăng nữa, cần cố gắng tạo môi trường học ấm áp, thoải mái cho trẻ về mặt hành vi và ngôn từ. Đồng thời, cha mẹ nên nhắc trẻ học và nghỉ ngơi hợp lý, để giảm áp lực học tập cho trẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.