Ấn tượng đầu tiên của mọi người khi nhắc tới sa mạc thường chỉ có cát vàng và môi trường khắc nghiệt. Đó là những vùng giới hạn sự sống. Ở Trung Quốc, có một bức điêu khắc đã nằm ở sa mạc hơn 2 năm. Ý nghĩa thực sự của nó là gì?
Tác phẩm điêu khắc này có tên là “con của Trái đất”, nằm ở sa mạc Gobi, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Người tạo ra thiết kế là Giáo sư Dong đến từ Đại học Thanh Hoa. Từ việc đề xuất ý tưởng đến xây dựng bức tượng, tất cả các chi phí cần thiết trong quá trình đều do giáo sư tự bỏ tiền túi. Bức tượng hoàn thành thể hiện hình ảnh một em bé khổng lồ nằm trơ trọi giữa sa mạc, cao tới 4,3 mét, dài 15 mét và rộng 9 mét.
Về ý nghĩa của tác phẩm “con của Trái đất”, ý định ban đầu của nhà thiết kế là muốn thêm một chút sự sống cho sa mạc này, bởi vì trên sa mạc rất cô quạnh và trống vắng. Ý nghĩa sâu xa hơn đó là con người chúng ta thực sự là “trẻ sơ sinh” của Trái đất, không có Trái đất này thì sẽ không có chúng ta, vì vậy mọi người hãy quan tâm đến môi trường và sống hòa hợp với thiên nhiên.
Trước đây, sa mạc Gobi rất hoang vắng, từ khi có một tác phẩm điêu khắc em bé như vậy, mọi người đều cảm thấy ấm áp. Hình ảnh em bé giống như một con người nằm yên lặng trong vòng tay của đất mẹ, tắm nắng và tận hưởng mọi hiện tượng tự nhiên của Trái đất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận