Giáo dục

"Mẹ ơi, con sợ quá": 6 thay đổi sau khi con bị mắng khiến mẹ xót xa

21/06/2022, 01:00

Những tổn thương trẻ phải chịu đựng sau khi bị cha mẹ la mắng là rất lớn.

Cách đây vài ngày, cô Trần ở Trung Quốc suýt mất đứa con trai 4 tuổi Tiểu Vương. Mỗi khi nhớ lại, cô vẫn còn cảm thấy khiếp sợ.

Cô kể lại rằng, mình yêu cầu con trai không được chơi nữa, đến giờ phải về nhà. Thế nhưng, Tiểu Vương lại không muốn, cậu bé ngồi lỳ dưới đất không chịu đứng dậy.

Cô kéo tay con trai đi nhưng thằng bé nằm lăn ra đất không chịu. Cuối cùng, cô thả tay con trai ra và nói: “Mẹ mặc kệ con đấy, mẹ đi đây”. Sau đó, cô xoay người, đi thẳng về nhà.

img

Như thường lệ, Tiểu Vương sẽ sợ hãi chạy theo mẹ. Thế nhưng lần này, cậu bé đứng dậy, chẳng thèm đếm xỉa gì tới mẹ mình. Thấy con trai không chịu đi theo mình, cô cũng mặc kệ.

Hơn 10 phút sau, cô ra ngoài thì trời đã chạng vạng tối. Cô nghĩ có lẽ con trai vẫn đang ngồi bên ngoài khóc đợi mẹ. Thật bất ngờ, bên ngoài không có một ai. Cô choáng váng, gọi to tên con nhưng chẳng có ai trả lời.

Cô vội vã chạy khắp nơi tìm con, vừa sợ hãi vừa hối hận. May mắn thay, tại một ngã 3, cô gặp một người và họ nói có thấy Tiểu Vương đang lang thang ngoài cánh đồng.

Người này nói rằng, mình cảm thấy khó hiểu khi chạng vạng tối lại có một đứa trẻ lang thang ngoài đồng như vậy, lỡ đi lạc hay bị kẻ xấu bắt cóc thì sao.

Cô Trần vội vã chạy tới chỗ người ta chỉ thì thấy con trai đang ngồi thui thủi một mình. Cô chạy tới ôm chầm lấy con, nước mắt giàn giụa. Con trai cô thút thít khóc: “Mẹ ơi, con sợ quá”.

Đó là khoảnh khắc cô Trần không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, dù yêu thương con tới đâu cũng khó tránh khỏi có lúc cha mẹ cư xử thiếu khôn ngoan vì nóng giận. Mặc dù thể xác của trẻ có thể hồi phục nhưng tổn thương về tâm hồn sẽ rất lớn.

Tiến sĩ tâm lý Matthew McKay cho biết: “Những gia đình có cha mẹ thường nổi giận trước mặt con cái, trẻ có xu hướng hung hăng hơn, khó hòa đồng trong tập thể, kết quả học tập cũng kém hẳn. Sự tức giận có thể phá hủy khả năng thích ứng của con cái khi bước ra ngoài xã hội”.

Cha mẹ thường đánh giá thấp những hành động mình gây ra cho con cái trong lúc nóng giận. Một người mẹ cho biết: “Không biết bao nhiêu lần trái tim tôi như bị xát muối chỉ vì một hành động nhỏ của con”.

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng, việc mình nóng giận, có những hành vi gây tổn thương cho con cái, suy cho cùng đó chỉ là một cách để trút bỏ cảm xúc.

img

Trong một chương trình, tiến sĩ tâm lý trẻ em Todd Pollack cho biết, các bộ phận trong cơ thể trẻ được chia thành 6 phần, tương ứng với 6 loại tâm lý mỗi khi bị cha mẹ la mắng:

1. Đầu tượng trưng cho sự chú ý: Trẻ có cảm giác như bay lên trời mỗi khi bị la mắng, đánh đập, đầu óc của chúng sẽ bị choáng ngợp, không thể nhớ những gì cha mẹ nói, chỉ nhớ cha mẹ đã hành động sát thương mình như thế nào.

2. Thân tượng trưng cho cảm giác về thể chất: Trẻ có cảm giác như rơi xuống biển mỗi khi bị cha mẹ la mắng, cơ thể rất khó chịu, bụng như bị lộn ngược.

3. Cánh tay tượng trưng cho cảm giác an toàn: Trẻ có cảm giác như gặp phải hổ. Điều này có nghĩa cảm giác an toàn của trẻ đã bị phá hủy, nếu không có người lớn bảo vệ, chúng thấy tuyệt vọng và chỉ muốn bỏ chạy.

4. Miệng tượng trưng cho ngôn ngữ: Trẻ có cảm giác như bị ngã từ trên đỉnh núi xuống. Trẻ con thường hay nói nhưng một khi ngôn ngữ bị “giam cầm”, chúng chỉ biết im lặng chịu đựng.

5. Mông tượng trưng cho việc tự đánh giá bản thân: Trẻ có cảm giác như bị ném vào một con đường ồn ào, bị nhiều người châm chọc, bị từ chối, dần dần trở nên hèn nhát và thiếu tự tin.

6. Đôi chân tượng trưng cho cảm xúc: Trẻ chỉ muốn chạy trốn nhờ vào đôi chân của mình nhưng lại mất phương hướng, chẳng biết đi về đâu.

Cha mẹ nên làm gì mỗi khi tức giận với con cái?

Tâm lý học có một “lý thuyết tảng băng trôi”, chúng ta có xu hướng bốc đồng khi nhìn thấy những vấn đề hiện hữu trước mắt, nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng.

img

Có một người mẹ dẫn đứa con gái hơn 4 tuổi đi mua sắm, cô bé chọn 2 miếng dán, một cái đưa cho mẹ nhưng cậu con trai 2 tuổi đã xin nên cô thản nhiên đưa luôn.

Thấy như vậy, cô bé giận dữ hét lên: “Tại sao mẹ lại đưa miếng dán cho em. Trả lại cho con”.

Người mẹ bực bội nói: “Con đã có miếng dán rồi mà, với lại con đã cho mẹ thì là mẹ của mẹ. Giờ em con muốn thì mẹ cho em, có vấn đề gì đâu”.

Cô bé bịt tai lại, khóc lớn. Người mẹ thấy vậy thì nóng giận, nói con gái không biết điều. Sau đó, cô bình tĩnh lại một chút, cố gắng tìm hiểu chuyện gì khiến con mình như vậy. Cô nhận ra rằng, con gái mình khóc là có lý do.

Cô bé cẩn thận lựa 2 hình dán, một cho mình và một cho mẹ, hy vọng mẹ sẽ thích. Thế nhưng, người mẹ lại thản nhiên cho cậu em trai mà không hỏi ý kiến, cũng không quan tâm tới cảm xúc của cô bé. Thậm chí người mẹ còn nghĩ cô bé chỉ thích tranh giành đồ chơi với em mình.

Biết được điều đó, người mẹ xót xa và ân hận trước hành động của mình, cô lập tức xin lỗi con. Cô tới chỗ con gái đang khóc, ngồi xổm xuống và nói: “Mẹ xin lỗi đã không coi trọng cảm xúc của con. Con đã tặng mẹ miếng dán này. Mẹ thích nó lắm. Cảm ơn con nhé”.

Cô bé nghe thấy mẹ nói như vậy liền nín khóc.

Sau này, khi có bất cứ thứ gì, cô bé đều sẵn sàng chia cho em mình, còn để dành cho mẹ.

Có không ít cha mẹ mỗi khi bị áp lực lại cáu gắt, trút giận vô cớ lên con cái. Điều này khiến cho trẻ phải chịu những tổn thương không đáng có. Trong trường hợp lỡ có đối xử với con cái một cách bốc đồng, cha mẹ cần phải xin lỗi.

Mỗi lời xin lỗi của cha mẹ sẽ giúp băng bó vết thương tâm hồn cho trẻ. Hãy luôn nhớ rằng trái tim mềm yếu của một đứa trẻ cần được cha mẹ chăm sóc cẩn thận.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.