Giáo dục

4 bài học của thiên tài Stephen Hawking đáng để các bậc cha mẹ suy ngẫm

29/12/2020, 01:00

Ngoài là một nhà khoa học lẫy lừng, ông còn là một người cha với những bài học dạy con đáng suy ngẫm.

Ngày 14 tháng 3 năm 2018, nhà vật lý người Anh Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong giới khoa học. Ông không chỉ là một nhà khoa học vĩ đại mà còn là một người cha rất được con mình kính trọng. Ngoài những đóng góp cho khoa học, ông còn là người truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên khắp thế giới.

Có 4 bài học mà ông để lại cho con cháu sau này và được nhiều người tin tưởng áp dụng theo.

Luôn lạc quan trong cuộc sống

Năm 21 tuổi, Stephen Hawking không may mắc phải hội chứng teo cơ, ông bị liệt toàn thân, không thể nói và chỉ có thể cử động mắt và 3 ngón tay. Mặc dù thân thể bị tật nguyền, nhưng trí óc ông vẫn rất thông minh.

đông cứng dần dần sẽ bị teo cơ, anh bị liệt toàn thân, không nói được và những thứ duy nhất anh có thể cử động là hai mắt và ba ngón tay. Ông không ngừng thử thách bản thân và tích cực tham gia các hoạt động công ích khác nhau.

img

Người ta kể rằng Hawking thường lái xe lăn trên đường tới văn phòng, và trong một cuộc gặp với Thái tử Charles, ông đã va vào chân hoàng tử với màn xoay xe lăn đầy bất ngờ.

Đối với ông cuộc sống là những chuỗi ngày bất ngờ thú vị. Ông biết cách khiến cuộc sống của mình trở nên phong phú hơn và luôn lạc quan về thế giới. Dù phần lớn thời gian phải ngồi trên xe lăn, nhưng ông đã khám phá ra niềm vui cuộc sống và tận hưởng niềm vui này với một óc hài hước tuyệt vời.

Niềm vui giúp ông quên đi cơ thể tật nguyền của mình và dùng trí tuyệt để nói với con cái rằng: “Nếu cuộc sống không còn niềm vui, đó sẽ là một bi kịch”.

Không ngừng tò mò

Từ năm 9 tuổi, Hawking đã quan tâm đến rất nhiều thứ và là chuyên gia tháo lắp đồng hồ. Trong văn phòng làm việc của ông có ghi dòng chữ: “Dù ở thời điểm nào, chúng ta không được quên bầu trời đầy sao phía trên mình, chúng ta phải luôn tò mò và mãi mãi tiến về phía trước ”.

img

Sự tò mò thúc đẩy ông nhìn lên những vì sao rộng lớn và khám phá những bí ẩn của vũ trụ. Là một nhà khoa học, trí tò mò của ông chưa bao giờ ngừng lại.

Ông từng nói: "Mục tiêu của tôi rất đơn giản. Tôi hy vọng có được sự hiểu biết toàn diện về vũ trụ. Tại sao vũ trụ lại như thế này và tại sao nó lại tồn tại ".

Một nền giáo dục tốt là có thể khai phá được tiềm năng của mỗi người. Chúng ta cần bảo vệ tính tò mò của trẻ, để nó bén rễ, phát triển từ từ và cuối cùng trở thành khả năng tư duy.

Nuôi dưỡng tính tò mò của trẻ không chỉ là truyền thụ kiến ​​thức mà còn sử dụng sự quan tâm để giúp chúng tìm thấy động lực học tập, sau đó trau dồi khả năng suy nghĩ.

Hawking đã nói với các con bằng những hành động thiết thực của mình rằng: "Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, hãy luôn giữ một lòng hiếu kỳ. Con sẽ luôn tìm ra con đường của chính mình và thành công”.

Ý chí kiên trì

Sau khi Hawking mắc phải hội chứng teo cơ, bác sĩ nói rằng ông chỉ còn 2 năm nữa để sống. Những người bình thường có thể mất hy vọng vào cuộc sống khi nghe tin dữ này, nhưng ông đã chứng minh nhận định trên là sai. Với khát vọng sinh tồn mãnh liệt, ý chí kiên cường, ông đã tạo nên một kỳ tích.

img

Khi biết tin mình bị bệnh nan y, ông tiếp tục học để hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Cambridge, kết hôn, nghiên cứu khoa học và trở thành nhà khoa học nổi tiếng thế giới.

Trên đời không có gì là không giải quyết được, chỉ có sinh tử là vấn đề duy nhất mà con người không thể kiểm soát, nhưng đến một mức độ nào đó, con người vẫn có thể vượt qua được.

Đối với trẻ em, trưởng thành quan trọng hơn thành công và có ý chí vượt qua khó khăn mới là điều có ý nghĩa nhất.

Hawking đã sử dụng kinh nghiệm sống của mình để nói với các con của mình: “Những nỗ lực của con người không nên có ranh giới. Chúng ta rất khác nhau. Dù cuộc sống có tồi tệ đến đâu, luôn có điều bạn có thể làm và thành công. Ở đâu có cuộc sống, ở đó có hy vọng". 

Khuyến khích thừa nhận sai lầm

Là một người Anh, Hawking thích cá cược, nhưng ông thường ít gặp may trong những trò cá cược. Năm 1997, ông đánh cược với một nhà khoa học rằng, có một lỗ đen sẽ nuốt chửng và phá hủy mọi thứ. Năm 2004, ông giải quyết nghịch lý thông tin lỗ đen và cũng thay đổi quan điểm trước đây của mình, ông tin rằng lỗ đen cuối cùng sẽ quay trở lại vũ trụ.

img

Hawking thừa nhận rằng, đây là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời ông, "ít nhất là sai lầm lớn nhất trong khoa học". Trên con đường nghiên cứu và khám phá khoa học vũ trụ không thể tránh khỏi những sai lầm. Thế nhưng, ông nghiêm túc về nó và dũng cảm thừa nhận sai lầm của chính mình.

Hawking đã dùng kinh nghiệm thực tế của mình để nói với con cái: "Dù có bị nhốt trong vòng vây, tôi vẫn coi mình là vua của không gian vô tận. Sai lầm không thể tránh khỏi, nhưng dũng khí thừa nhận sai lầm còn đáng quý hơn ."

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.