Paolo Rossi là cầu thủ bóng đá người Ý, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1956. Ông trở thành người hùng khi ghi bàn thắng giúp đội bóng nước nhà giành chức vô địch World Cup 1982 và là một trong những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử bóng đá Ý.
Rossi là ngôi sao nổi bật của đội tuyển quốc gia Ý năm 1982, mà theo Tạp chí Sportsnet (Anh), đây là một trong 3 đội tuyển quốc gia vĩ đại nhất mọi thời đại. Trên đường đến chức vô địch ở Tây Ban Nha, Ý đã đánh bại đương kim vô địch Argentina (được dẫn dắt bởi huyền thoại Maradona) và các đội bóng lớn khác trước giải đấu là Brazil và Đức. Rossi đã ghi 6 trong số 14 bàn thắng của Ý tại giải đấu, trở thành 1 trong số ít các cầu thủ ghi 6 bàn trở lên trong một kỳ World Cup. Ở vòng loại trực tiếp của giải đấu, Rossi đã ghi 3 trong 5 bàn thắng cho Ý trong các trận thắng Ba Lan và Đức.
Sau World Cup, Rossi đã giành giải Quả bóng vàng của giải đấu với tư cách là cầu thủ xuất sắc nhất, và Chiếc giày vàng với tư cách là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất. Rossi là 1 trong số 3 cầu thủ đã giành được cả 2 giải thưởng và chức vô địch trong cùng một giải đấu.
Bên cạnh đó, Rossi đã ghi 20 bàn sau 48 lần ra sân cho đội tuyển quốc gia Ý từ năm 1977 đến 1986, và trong 12 năm sự nghiệp ở giải đấu hàng đầu của Ý, Serie A, anh ghi 103 bàn sau 251 lần ra sân, chơi 94 trận cho LR Vicenza và 83 với Juventus.
Năm 1978, việc Vicenza mua hợp đồng Rossi trị giá 2,6 tỷ lire - tương đương 1,35 triệu euro (1,60 triệu đô la Mỹ) ngày nay - khiến Rossi trở thành cầu thủ bóng đá được trả thù lao cao nhất thế giới vào thời điểm đó.
Đáng tiếc rằng, trong những năm cuối đời, huyền thoại người Ý đã mắc phải căn bệnh ung thư phổi quái ác. Rossi khá kín tiếng với giới truyền thông, ông chỉ thông báo căn bệnh này cho gia đình và bạn bè thân thiết. Ông đã rời khỏi vai trò bình luận viên của Rai Sport và lui về điều trị.
Rossi đã phải vật lộn với căn bệnh này trong nhiều năm, trải qua nhiều đợt phẫu thuật và điều trị bằng thuốc. Ông đã qua đời vào ngày 9 tháng 12 năm 2020 vì bạo bệnh. Tin tức này không được công khai cho đến ngày 10 tháng 12 năm 2020, Rai Sport, nơi Rossi từng làm việc với tư cách là bình luận viên bóng đã, đã đưa tin chính thức.
Trong 50 năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã báo cáo tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi ngày càng tăng. Ở Trung Quốc, ung thư phổi là khối u ác tính phổ biến nhất. Mỗi năm có khoảng 800.000 bệnh nhân ung thư phổi mới được chẩn đoán.
Cho đến nay, nguyên nhân lâm sàng của ung thư phổi vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc ung thư phổi cao có liên quan trực tiếp đến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng, hút thuốc lá chủ động và thụ động, tiếp xúc với các hóa chất độc hại và nhiều yếu tố khác. Đặc biệt, thuốc lá được xếp vào hàng chất gây ung thư, càng hút nhiều thì khả năng mắc bệnh ung thư càng lớn.
Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư có thể đã “ghé thăm” cơ thể và 2 lá phổi quý giá của bạn.
Ho dai dẳng
Ho là biểu hiện chung của hầu hết các bệnh về đường hô hấp như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi… Thông thường, sau khi điều trị và nghỉ ngơi, các triệu chứng của các bệnh trên sẽ thuyên giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như nghẹt thở kịch phát và ho khan kéo dài, không thể kiểm soát được bằng thuốc, thì bạn nên hết sức cảnh giác.
Theo số liệu lâm sàng, hơn 50% bệnh nhân ung thư phổi sẽ có các triệu chứng như khó chịu và ho khan ở các thời kỳ khác nhau, có liên quan đến vị trí tổn thương của ung thư phổi. Nếu ung thư ở phế quản lớn, hoặc sau khi ung thư kích thích niêm mạc phế quản trên có thể xuất hiện dị vật gây ho. Trong trường hợp này, thuốc ho khó kiểm soát được tình trạng bệnh.
Ho ra máu
Nhìn chung, ho do các bệnh đường hô hấp nói chung thường không có triệu chứng như có máu trong đờm, ho ra máu, nhưng với bệnh ung thư phổi thì hoàn toàn khác. Kết quả cho thấy gần 30% bệnh nhân ung thư phổi sẽ ho ra máu khi ho lâu ngày.
Bề mặt của khối ung thư có nguồn cung cấp máu dồi dào, nhưng kết cấu của các mạch máu này rất mỏng manh. Quá trình ho nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến ung thư, dễ làm tổn thương bề mặt ung thư, thúc đẩy mạch máu bị vỡ và chảy máu. Ngoài ra, ung thư phổi còn có thể gây hoại tử vô mạch, viêm mạch máu và các vấn đề khác trong quá trình phát triển, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ho ra máu. Một khi các mạch máu lớn bị vỡ và khối u bị lở loét, bệnh nhân sẽ bị ho ra máu nặng khó kiểm soát.
Tức ngực
Các cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể con người đều tập trung ở ngực, bụng và phổi, phân bố ở hai bên khoang ngực, ho lâu ngày có thể gây tức ngực và đau âm ỉ. Sau khi ung thư phổi ngoại vi xâm lấn vào thành ngực, màng phổi và các bộ phận khác, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau tức ngực, phần lớn là đau nhói từng cơn, có thể tiếp tục phát triển thành những cơn đau liên tục.
Theo số liệu lâm sàng, bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện đau tức ngực là biểu hiện đầu tiên, chiếm khoảng 25%. Ở giai đoạn giữa và cuối, bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi và sự xâm nhập sâu rộng của các tế bào ung thư khiến cơ thể xuất hiện những cơn đau rõ ràng hơn và không dễ kiểm soát bằng thuốc.
Khàn giọng
Khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi bị khàn tiếng ở các giai đoạn khác nhau của bệnh. Khác với các bệnh hô hấp thông thường, loại khàn tiếng này thường xuất hiện đột ngột, chủ yếu kèm theo các triệu chứng như ho và đau tức ngực. Ngoài ra, triệu chứng này diễn biến nhanh, không thuyên giảm sau khi dùng thuốc, thậm chí người bệnh còn có nguy cơ bị mất giọng hoàn toàn.
Điều này do ung thư ngày càng gia tăng, các hạch bạch huyết di căn và sưng to, chúng chèn ép dây thần kinh thanh quản tái phát khiến dây thanh bị tê liệt, khàn tiếng.
Cuối cùng, những người hút thuốc lá quanh năm, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi và phơi nhiễm nghề nghiệp (bức xạ, amiăng, thợ mỏ, tiếp xúc với thuốc thử hóa học), v.v., là những nhóm có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận