1. Ung thư gan
Ung thư gan dẫn đầu ở cả số mắc mới lẫn tỷ lệ tử vong tại Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh là 23,2 trên 100.000 người ở cả hai giới.
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng cho biết ung thư gan là ung thư tế bào nguyên phát của gan. Ở nước ta ung thư gan thường gặp hàng đầu ở cả nam lẫn nữ, nguy cơ ở đàn ông gấp 3 lần phụ nữ.
Ung thư gan tiến triển thầm lặng, ban đầu không có triệu chứng. Sau đó xuất hiện các triệu chứng khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn như cảm giác ăn không ngon, khó tiêu, mệt mỏi kéo dài.
Những biểu hiện rõ ràng hơn như gầy sút cân, chán ăn, ăn kém, buồn nôn, nôn, đau âm ỉ vùng hạ sườn, thượng vị, cổ trướng, vàng da, vàng mắt... thường là khi bệnh đã muộn.
Ung thư gan gây ra những biến chứng như suy gan, suy thận làm mất khả năng lọc nước tiểu dẫn đến tình trạng tích lũy chất độc hại trong cơ thể gây nguy hiểm. Bệnh giai đoạn muộn còn di căn đến các bộ phận khác.
Do đó, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng. Nếu có vấn đề về sức khỏe gan như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan... thì phải điều trị.
Nếu ai chưa bị nhiễm virus viêm gan B thì nên đi tiêm vắc xin để phòng bệnh.
Những biểu hiện rõ ràng hơn như gầy sút cân, chán ăn, ăn kém, buồn nôn, nôn...
2. Ung thư phổi
Loại ung thư đứng thứ 2 tấn công đàn ông là ung thư phổi.
Tại Việt Nam mỗi năm phát hiện khoảng 15.000 ca ung thư phổi. Các đối tượng mắc chủ yếu là nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào; ho khan kéo dài….
Biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư phổi đa dạng, không đặc hiệu như ho, tức ngực, khó thở… Ở giai đoạn sớm, bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng.
Do đó, những người có nguy cơ cao như nghiện thuốc lá, có thể làm các xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, chụp X-quang phổi hàng năm.
Để phòng ung thư phổi, mọi người nên bỏ thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần….
3. Ung thư dạ dày
Đứng thứ 3 ở đàn ông Việt Nam là ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày ở đàn ông Việt có tỷ lệ 25/100 người.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày do vi khuẩn là HP nằm trong dạ dày gây viêm loét dạ dày, lâu sau thì tỷ lệ nào đó gây ung thư dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày phải điều trị ngay. Đồng thời có phương pháp soi để thử vi khuẩn HP rồi điều trị.
Ngoài ra khói thuốc lá, hút thuốc lá gây ung thư dạ dày, thói quen ăn mặn quá, ăn mắm, muối, cà pháo, mắm tôm, những cái này cộng với vi khuẩn HP cũng gây ung thư dạ dày, nhất là đàn ông,
Lời khuyên: Đừng ăn mặn, bớt các món ăn cay, tránh khói thuốc lá, lối sống lành mạnh.
4. Ung thư trực tràng, ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng (ung thư đại tràng hoặc trực tràng) là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh là 53/100.000 người; khoảng 27.000 người chết vì ung thư này trong năm 2007.
Ung thư đại trực tràng không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết sớm, chỉ đến khi xuất hiện đau bụng, suy nhược, giảm cân, chảy máu trực tràng thì người mắc bệnh mới phát hiện ra.
Để phòng tránh ung thư đại trực tràng, hãy tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, không hút thuốc, và không uống nhiều hơn 2 ly rượu một ngày.
Người từ 50 trở lên nên đi tầm soát và soi đại trực tràng, thấy hơi đau bụng hay táo bón kéo dài thì nên đến bệnh viện để nội soi trực tràng…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận