Sử dụng đòn roi với con cái là cách giáo dục phản khoa học và lỗi thời nhưng vẫn được nhiều cha mẹ áp dụng. Việc trẻ con nghịch ngợm, làm sai là điều rất bình thường nhưng cha mẹ cần chú ý tới cách giáo dục của mình, cố gắng tránh dùng bạo lực.
Khi trình độ học vấn của cha mẹ ngày càng nâng cao, họ nhận ra đâu là điều nên và không nên khi giáo dục con cái. Vì thế, đối với những cách dạy con phản khoa học, cha mẹ nhất định cần tránh.
Ảnh minh họa.
Tiểu Vương (Trung Quốc) là một người cha rất nóng tính. Anh có một cậu con trai 8 tuổi rất nghịch ngợm nên thường xuyên bị đánh đòn. Mỗi lần nghe đứa trẻ khóc, hàng xóm lại cảm thấy đau lòng.
Có một hôm Tiểu Vương đưa con trai tới dự một bữa tiệc của bạn bè. Vì không để ý nên cậu bé mượn điện thoại của cha rồi lén mua thẻ game. Số tiền cũng không quá nhiều nhưng vì hôm đó anh có uống rượu nên khi về nhà đã đánh con rất nặng.
Sau khi bị cha tát 2 cái, cậu bé lăn ra bất tỉnh, vì anh say nên không thể lái xe, còn vợ anh thì không biết lái xe. Không còn cách nào khác, 2 vợ chồng vội gõ cửa nhờ hàng xóm đưa con tới bệnh viện. Dọc đường đi, 2 vợ chồng nơm nớp lo sợ con mình xảy ra chuyện gì nghiêm trọng.
Theo số liệu khảo sát cho thấy, chỉ có 6% cha mẹ chưa bao giờ đánh con, và 80% cha mẹ cho rằng không đánh con là điều viển vông.
Tại sao cha mẹ vẫn dùng cách đánh đòn để giáo dục con cái?
- Tư duy giáo dục còn lạc hậu
Sở dĩ các bậc cha mẹ ngày nay có suy nghĩ đánh đòn con cái như vậy chủ yếu là do họ vẫn tin tưởng vào tư tưởng nuôi dạy con cái “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.
Dù bao nhiêu tuổi, cha mẹ đều cho rằng đánh đòn con cái là phương pháp nuôi dạy con cái hiệu quả nhất và dễ dàng nhất. Vì thế, một số bậc cha mẹ luôn yêu thích sử dụng phương pháp này để giáo dục con cái.
- Môi trường cha mẹ lớn lên
Trên thực tế, cha mẹ thích dùng đòn roi với con cái có liên quan tới môi trường họ lớn lên. Có nhiều cha mẹ bị cha mẹ của họ đánh đập khi còn nhỏ, vì thế khi có con cái họ tiếp tục dùng cách đánh, mắng con như thế.
- Lười giáo dục con cái
Đánh con chắc chắn không phải là cách tốt nhất để dạy con nhưng là cách nhanh nhất nên một số bậc cha mẹ bận rộn sẽ dùng cách này để giáo dục con cái.
Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ cũng có tâm lý lười biếng, muốn dạy con nhưng lại không chịu dành thời gian cho con. Vì vậy, họ sẽ dùng cách đánh con để đạt được kết quả như mong muốn.
5 vị trí quan trọng trên cơ thể trẻ, cha mẹ không tùy tiện đánh vào
Khi giáo dục con cái, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến những vị trí này, không nên đánh vào khi đang tức giận.
1. Mông
Nhiều bậc cha mẹ luôn thích đá vào mông con cái khi họ dạy con nhưng đây là bộ phần cần tránh. Cha mẹ cho rằng, vị trí này không quá nguy hiểm nhưng việc đánh quá mạnh sẽ gây tổn thương các mô mềm, hình thành những vết bầm tím, có thể nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp nặng.
2. Sau gáy
Đôi khi trẻ không nghe lời, một số cha mẹ luôn tùy ý đánh vào sau gáy trẻ. Phía sau đầu cũng là một nơi rất nhạy cảm, các dây thần kinh ở phía sau đầu phân phối các mô tế bào thần kinh quan trọng cho sự phát triển của não, một khi bị va đập mạnh, tổn thương gây ra là không thể phục hồi.
Thậm chí, trí thông minh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể trở nên ngốc nghếch hơn.
3. Bụng
Bụng của trẻ là nơi tập trung của các cơ quan nội tạng, cha mẹ không được đạp vào bụng của trẻ, nếu không sẽ gây nguy hiểm.
4. Tai
Có nhiều trường hợp thực tế cho thấy, việc kéo tai, tát vào tai gây ảnh hưởng tới thính giác của trẻ, từ việc ù tai cho tới ngất xỉu, thậm chí là điếc. Nhiều bậc cha mẹ rất mạnh tay, lại không kiểm soát được lực khi đánh con, dễ làm tổn thương thính giác của con mình.
5. Lưng
Đánh vào lưng trẻ có thể dễ dàng làm chấn thương cột sống và cơ quan bên trong. Vị trí này cũng cần cha mẹ tránh, đừng vì vài phút nóng nảy mà “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” vào lưng con mình.
Ngoài việc đánh đập trẻ em, tác hại của việc bạo hành bằng lời nói đối với trẻ cũng rất nghiêm trọng. Nhiều bậc cha mẹ tuy không đánh con nhưng lại thích chửi bới con, thực tế phương pháp giáo dục này cũng gây hại.
Khi giáo dục con cái, cha mẹ nên chọn cách giáo dục nhẹ nhàng hết mức có thể, không được tùy ý đánh đập, mắng mỏ con cái. Trong trường hợp trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể phạt trẻ bằng nhiều cách khác như phạt trẻ bằng cách úp mặt vào tường, quỳ gối, cắt tiền tiêu vặt...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận