Có nhiều yếu tố khiến trẻ luôn hung hăng và tức giận. Những cảm xúc không được giải quyết, chẳng hạn như sự đau buồn liên quan đến vụ ly hôn của cha mẹ, mất người thân hoặc đã từng bị chấn thương cũng có thể dẫn đến sự giận dữ thường xuyên.
Mặc dù có thể ở lứa tuổi cho trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo đôi lúc cũng hung hăng nổi giận, nhưng điều quan trọng là phải để mắt đến những hành vi vượt ra ngoài giới hạn hành vi bình thường của trẻ nhỏ.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn nên cân nhắc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp ngay.
1. Sự bùng nổ giận dữ làm hỏng các mối quan hệ
Thỉnh thoảng đánh anh chị em hoặc trêu chọc ai đó là chuyện bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu sự giận giữ ảnh hưởng đến việc duy trì tình bạn hoặc cản trở khả năng phát triển mối quan hệ lành mạnh với các thành viên trong gia đình hay khu phố, hãy giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt. Nếu không, trẻ có thể gặp khó khăn liên tục với các mối quan hệ lâu dài.
2. Hành vi của trẻ phá vỡ cuộc sống gia đình
Nếu các hoạt động hằng ngày của cả nhà bị gián đoạn vì cơn giận dữ của bé thì điều này sẽ không tốt cho bất cứ ai trong gia đình. Ví dụ cả nhà sẽ phải bỏ qua một chuyến đi picnic để tránh một cuộc khủng hoảng của bé. Sự giận dữ của con có thể trở nên ngày một tồi tệ hơn.Tệ hơn nữa, các thành viên khác trong gia đình có thể trở nên bực bội khi bị bỏ lỡ các hoạt động vui chơi. Lúc này hành vi giận dữ của bé là một vấn đề cần được giải quyết cấp bách.
3. Trẻ sử dụng sự hung hăng như một công cụ
Đối với một số trẻ, sự tức giận, hung hăng được sử dụng như một công cụ để đòi hỏi người khác đáp ứng các nhu cầu của chúng. Vì vậy bố mẹ cần hiểu việc dạy các kỹ năng mới có thể giúp một đứa trẻ hiểu được rằng hành vi hung hăng là không cần thiết.
4. Ăn vạ
Đôi lúc hành động ăn vạ có thể là bình thường đối với một đứa trẻ 2 tuổi, như quăng mình xuống sàn và giãy đành đạch. Nhưng điều đó không bình thường đối với một đứa trẻ 8 tuổi, nên giảm tần suất và cường độ khi bé dần lớn.
Nếu con giận dữ và cơn giận dữ dường như trở nên tồi tệ hơn, thì đó là một dấu hiệu cảnh báo rằng bé gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc. Trẻ cần được giúp đỡ, hướng dẫn để thể hiện cảm xúc của mình theo cách phù hợp với lứa tuổi.
5. Trẻ có khả năng chịu đựng thất vọng thấp
Khi trẻ trưởng thành, chúng sẽ phát triển khả năng chịu đựng các vấn đề không thỏa mãn. Nếu khi bé 7 tuổi ném đồ chơi khi không hài lòng, hoặc 9 tuổi xé vở vì bị mắc lỗi trong bài tập về nhà, trẻ có thể cần giúp xây dựng khả năng chịu đựng sự thất vọng.
Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp
Nếu bạn phát hiện ra con có các dấu hiện trên, hãy xem xét nhận sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Một chuyên gia tâm lý có thể hỗ trợ bạn trong việc đưa ra các chiến lược kiểm soát cơn giận của bé. Một nhà trị liệu cũng có thể giải quyết bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào mà bé có thể phải đối mặt.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận