Giáo dục

5 kiểu lễ phép cha mẹ nào cũng bắt con mình thực hiện nhưng không nghĩ tới cảm nhận của chúng

24/02/2021, 01:00

Những kiểu bắt buộc này của cha mẹ cứ nghĩ là tốt cho con mình nhưng không ngờ lại gây hại nhiều hơn là lợi.

Khi gặp người lớn, cha mẹ thường bảo con mình chào hỏi trước tiên như một phép lịch sự tối thiểu. Tuy nhiên, ít cha mẹ nào hiểu được, lịch sự có thể làm tổn thương một đứa trẻ một cách vô thức. Sau đây là một số kiểu lễ phép mà cha mẹ thường áp đặt lên con mình.

1. Bắt buộc chào hỏi

Khi gặp người lớn, cha mẹ Tiểu Bảo thường nói với con mình: “Mau chào cô chú đi con”. Lúc đó, Tiểu Bảo chỉ mới 3,4 tuổi, bẽn lẽn núp sau lưng mẹ mình nói không nên lời. Người mẹ không quan tâm vẫn cứ thúc giục: “Nhanh chào cô đi con”.

Người mẹ vội nói: “Chắc thằng bé lâu không gặp cô nên cảm thấy lạ, không dám chào”. Sau đó, người cô kia không khỏi than thở: “Sao thằng bé không biết lễ phép gì hết vậy, thường ngày nó được dạy dỗ thế nào?”

Mỗi đứa trẻ đều có một tính cách khác nhau, có đứa hoạt bát nhanh nhẹn nhưng cũng có đứa không thích nói chuyện. Việc chủ động chào hỏi ai đó là hành động lịch sự, nhưng nếu đứa trẻ không chào, nó không có nghĩa là bất lịch sự.

Có một sự thật là, sau khi trưởng thành, nhiều người nói rằng một trong những điều khó chịu nhất khi còn nhỏ là bị ép phải chào hỏi.

img

Giải pháp:

Nếu trẻ thực sự không muốn chủ động, cha mẹ không nên ép mà có thể làm gương, chẳng hạn như: “Chào cô, tôi là mẹ của A”. Cha mẹ nên đứng cùng chiến tuyến với trẻ, cho chúng đủ cảm giác an toàn và một khoảng không gian nhất định để trải nghiệm lẫn thử sức.

Khi trẻ làm được, cha mẹ phải khen ngợi kịp thời để động viên chúng khắc sâu nhận thức và làm cho trẻ cảm thấy chào hỏi người khác là một hành vi đáng hoan nghênh.

2. Bắt buộc nhường nhịn

Trong những dịp quây quần bên nhau, không thể tránh khỏi vài đứa trẻ cùng tranh nhau thích một món đồ chơi, hoặc thứ nào đó. “Mẹ ơi, anh A lấy đồ chơi của con”, “Mẹ ơi, chị B không cho con chơi búp bê”… Lúc này, cha mẹ thường yêu cầu những đứa trẻ lớn hơn nên nhường nhịn em nhỏ.

Khiêm tốn là một đức tính tốt. Nhưng nếu thiên vị một cách bừa bãi, để trẻ chịu thiệt thòi thường xuyên, chúng sẽ dần trở nên thiếu tự tin và nổi loạn một cách thái quá. Hơn nữa, trẻ được thiên vị có thể ngày càng trở nên tự phụ và kiêu ngạo.

img

Ảnh: Rakuten

Giải pháp:

- Lắng nghe

Trước hết hãy xoa dịu cảm xúc của trẻ, đợi chúng bình tĩnh lại rồi hỏi nguyên nhân, đưa ra lời khuyên sau khi hiểu chuyện đã xảy ra, đừng đứng về phía đứa trẻ khóc to.

- Giao tiếp

Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ muốn chơi với đồ chơi mà người khác đang chơi? Cha mẹ có thể thử lấy một thứ khác để trao đổi hoặc cha mẹ có thể đưa ra gợi ý thiết thực là để trẻ chơi theo nhóm.

- Tôn trọng

Nếu đứa trẻ lớn hơn là chủ sở hữu của món đồ chơi và không muốn chia sẻ nó sau khi hỏi ý kiến​, hãy tôn trọng quyết định của trẻ.

Sau đó, nói với đứa trẻ nhỏ rằng: “Đây là đồ chơi của anh chị và chúng ta phải tôn trọng quyết định. Con có thể chơi với các đồ chơi khác”.

3. Bắt buộc thực hiện

“Con mau hát cho bà nghe đi, bà thích nghe con hát lắm”.

“Nghe nói con gái chị nhảy đẹp lắm, có thể bảo nó nhảy một chút cho chúng tôi xem được không?”

Nếu trẻ vui vẻ đáp ứng những yêu cầu của người lớn thì không sao, nhưng nếu trẻ có cảm giác do dự, không muốn làm, cha mẹ không nên ép buộc. Cho dù đó là để thể hiện các kỹ năng đặc biệt của trẻ hay để thể hiện sự tự tin, việc thực hiện một cách gượng ép là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không muốn làm.

img

Ảnh: shirakawa

Giải pháp :

Sự tự tin là không thể gượng ép, cha mẹ cần tôn trọng nguyện vọng của trẻ. Nếu trẻ rất chống đối và không chịu chơi, cha mẹ phải đứng ra bảo vệ con mình.

"Bé nhà tôi cảm thấy hơi căng thẳng. Nhiều người sợ mắc lỗi khi chơi trước mặt người lạ. Khi nào nó cảm thấy tự tin sẽ biểu diễn sau”.

Nếu trẻ không chống cự hoặc nhút nhát, người lớn có thể trấn an trước, sau đó mới hỏi ý kiến ​​của trẻ.

4. Bắt buộc khiêm tốn quá mức

Tất cả các kiểu lịch sự là không thể tránh khỏi khi bạn bè và gia đình gặp nhau.

“Bé nhà tôi chẳng thông minh được như nhà chị, chị đúng là có phúc mà”.

“Thằng bé học mãi chẳng thấm vào đầu, tôi cũng phiền làm vì nó quá”.

Khiêm tốn là đức tính tốt, nhưng nó còn là “liều thuốc độc” thổi bay sự tự tin mong manh của một đứa trẻ. Trẻ em rất khó có thể phân biệt được lời nói lịch sự của người lớn là sự khiêm tốn hay hay sự chê bai từ trái tim.

img

Ảnh: kodomonomori

Đứa trẻ nào không thích được công nhận?

Khi trẻ nghe thấy cha mẹ đánh giá mình tệ hại trước mặt người ngoài, trẻ sẽ thắc mắc: “Rõ ràng mình đã học hành rất chăm chỉ, nhưng có thực sự tệ đến mức như lời cho mẹ nói không”. Chúng sẽ vô cùng thất vọng và thậm chí là nghi ngờ bản thân.

Trẻ em đang lớn có trái tim nhạy cảm, sự đánh giá cao và khuyến khích đặc biệt quan trọng.

Giải pháp:

Thay vì là chê bai con mình để khiêm tốn, cha mẹ nên khen ngợi những nỗ lực mà trẻ làm, điều này có giúp hình thành sự tự tin cho một đứa trẻ.

5. Bắt buộc so sánh với người khác

So sánh con cái đã trở thành một hiện tượng phổ biến khi những người lớn gặp nhau.

"Nhìn con của chị thật là hoạt bát, không giống như con của tôi, cạy miệng nó cũng chẳng nói được câu nào”.

Ý định ban đầu là của cha mẹ là để trẻ thấy được nhược điểm của bản thân mà từ đó thay đổi. Nhưng họ không ngờ hành động này lại khiến trẻ cảm thấy thua kém người khác, dần dần chán nản hơn. Về lâu dài, trẻ sẽ mất kiểm soát cuộc sống của chính mình và trở thành con rối trong ý thức của cha mẹ.

img

Ảnh: hoikushibank

Giải pháp:

Nếu cha mẹ ghen tị với những ưu điểm của những đứa trẻ khác, hãy hy vọng rằng con mình cũng có thể có được điều đó. Cha mẹ cần thừa nhận rằng, không có đứa trẻ nào là hoàn hảo. Mỗi cá nhân đều có ưu và khuyết điểm, cần học cách đánh giá cao tính cách riêng của con mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.