Giáo dục

9 sai lầm cha mẹ mắc phải sau ly hôn hủy hoại tương lai con trẻ

25/08/2019, 01:00

Ly hôn là cú sốc tinh thần lớn đối với trẻ và nếu cha mẹ không cư xử khéo léo có thể khiến con tổn thương, phát triển lệch lạc.

1. Bạn coi một đứa trẻ như một người lớn

img

Trẻ con không phải là người lớn nên chúng thường không hiểu lý do ly hôn hoặc cảm xúc của cha mẹ. Dù đã không còn sống cùng nhau nhưng các bậc phụ huynh vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc và đem lại cảm giác an toàn cho con.

Vì vậy, không cần thiết phải nói cho trẻ về mọi thứ của cuộc ly hôn. Con cần sự hỗ trợ từ cha mẹ chứ không phải là nơi để bạn giải phóng các cảm xúc buồn bã nên đừng đặt các vấn đề của cha mẹ lên con.

2. Bạn khiến con phải lựa chọn

img

Đừng ép con phải lựa chọn ở cùng với ai giữa cha và mẹ. Điều này làm cho đứa trẻ cảm thấy như chúng đang phản bội người còn lại và sẽ làm tổn thương người mà con không chọn.

Để quyết định ai sẽ là người ở cùng con sau ly hôn, hãy dựa vào phán xét của tòa án. Thêm vào đó, bạn có thể lắng nghe ý kiến của trẻ trước khi đưa ra quyết định chứ nhất định không được bắt con lựa chọn.

3. Không thống nhất khi dạy con

img

Sau ly hôn, cha mẹ không nên vì tình cảm rạn nứt mà gây ảnh hưởng đến con bằng cách như cho con thực hiện những việc mà chồng cũ/ vợ cũ cấm con. Sự mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách của đứa trẻ và khiến chúng hành động hư hỏng, thất thường.

Cha mẹ nên thống nhất về kỷ luật và phương pháp dạy con sau ly hôn để chúng luôn phát triển tích cực.

4. Con cảm thấy có lỗi

img

Trẻ em có xu hướng tự trách mình về việc ly hôn của cha mẹ. Đứa trẻ đã trải qua căng thẳng và thế giới quen thuộc của chúng hoàn toàn thay đổi. Và điều tồi tệ nhất là chúng cảm thấy có lỗi khi cha mẹ tan vỡ tình cảm.

Các bậc phụ huynh hãy vỗ về và nói rằng việc này là không mong muốn và cha mẹ luôn yêu con.

5. Bạn cảm thấy có lỗi

img

Bên cạnh đó, cũng đáng để giải thích với con rằng ly hôn không hoàn toàn là lỗi của bạn. Đôi khi những khoảnh khắc khó chịu xảy ra trong cuộc sống và mọi thứ không đi theo cách chúng ta muốn. Ly hôn là một trong những sự kiện đau đớn ngoài dự kiến.

6. Tiêu cực khi nói về người cũ

img

Không cần thiết phải nói với con về những sai lầm và hành vi sai trái của vợ / chồng cũ và cố gắng không nói xấu về họ. Đừng quên rằng con bạn được sinh ra bởi cả cha và mẹ nên hãy để trẻ có cái nhìn tích cực về đấng sinh thành cho đến lúc chúng có thể hiểu chuyện.

Khi bạn buộc tội, chỉ trích và nói tiêu cực về vợ/ chồng cũ, con có thể bị ảnh hưởng tâm lý mạnh mẽ khiến chúng thay đổi thái độ với người kia.

7. Dùng con như người trung gian hòa giải

img

Trong trường hợp không muốn giao tiếp với nửa kia, bạn đừng nên biến con thành người đưa tin. Đứa trẻ không nên truyền những cụm từ và suy nghĩ cho cha mẹ và ngược lại. Điều này sẽ khiến con bị căng thẳng và ảnh hưởng tâm lý.

8. Chặn mối quan hệ của con với vợ/ chồng cũ

img

Đừng cấm con bạn giao tiếp với vợ/ chồng cũ. Và cũng đừng cố làm tổn thương người từng là một nửa của bạn bằng cách không cho họ đến thăm con. Kết quả của những hành động này là đứa trẻ phải chịu đựng nhiều nhất, khiến chúng trống vắng và buồn bã.

9. Bạn nghĩ rằng con không hiểu tình hình

img

Những đứa trẻ không thể hiểu mọi thứ do tuổi còn nhỏ nhưng chúng thấy, nghe và chú ý mọi thứ. Do đó, điều quan trọng là bạn và vợ/ chồng cũ phải cư xử hòa thuận sao cho không gây hấn và tỏ thái độ tích cực khi có mặt con. Đừng chửi thề và tranh luận khi con bạn có thể chứng kiến ​​điều đó. Tất cả những việc này đều có thể làm tổn thương con. Cha mẹ hãy giải quyết các vấn đề của mình một cách riêng tư.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.