Theo chuyên gia y tế, xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, các mô sẹo liên tục thay thế các mô bị tổn thương dẫn tới xơ gan. Khi các mô sẹo xuất hiện ngày càng nhiều sẽ ngăn chặn dòng máu lưu thông qua gan, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
Bệnh xơ gan tiến triển qua nhiều giai đoạn và chia thành các mức độ gồm: F1, F2, F3, F4. Trong đó, F1 là mức độ nhẹ, F2 là trung bình và F3, F4 là cấp độ nặng.
Triệu chứng của bệnh xơ gan được biểu hiện ở từng giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn xơ gan mức độ nhẹ, trung bình (F1, F2), người bệnh có các triệu chứng: Đầy bụng, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, thường bị sốt nhẹ vào buổi chiều tối. Nước tiểu chuyển màu vàng đậm, sắc tố da ở bàn tay, bàn chân vàng hơn. Đau cấp tính tại phần bụng hạ sườn bên phải, cơn đau do bệnh xơ gan không diễn ra thường xuyên. Chảy máu cam, chảy máu chân răng. Móng tay, móng chân khô lại, màu trắng hơn.
Giai đoạn xơ gan độ nặng (F3, F4), bệnh nhân sẽ có biểu hiện: Rối loạn tiêu hóa nặng, khi đi ngoài phân chuyển màu đen, buồn nôn, nôn ra máu, phù chân, khi ấn vào chân bị lõm nhưng phải mất từ 1 – 2 phút vết lõm mới mất đi. Bụng to lên, ứ dịch cổ trướng, ấn vào đau dữ dội.Vùng da người bệnh xơ gan bị vàng không chỉ xuất hiện ở bàn tay, bàn chân mà còn lan rộng ra toàn thân. Tăng nhịp tim và thường xuyên thấy chóng mặt, dễ ngất xỉu
Theo các bác sỹ, nhân xơ gan thường gặp là:
Do virus: Bệnh viêm gan B, C nếu không được điều trị trong thời gian dài hoặc chữa không đúng cách sẽ gây ra xơ gan và các tổn thương gan nghiêm trọng khác.
Nhiễm ký sinh trùng: Thói quen ăn uống không khoa học, mất vệ sinh khiến người bệnh dễ nhiễm ký sinh trùng sán lá gan và tăng nguy cơ bị xơ gan.
Bệnh di truyền: Bệnh Hemochromatosis, Wilson gây tích tụ sắt, đồng trong cơ thể và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng.
Nhiễm hóa chất độc hại: Một số chất độc như thạch tín, thủy ngân,… dễ gây bệnh xơ gan khi xâm nhập vào cơ thể trong thời gian dài.
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Lượng độc tố lớn trong bia rượu, thuốc lá không được gan đào thải hết sẽ tích tụ, gây suy giảm chức năng gan.
Nguyên nhân gây xơ gan khác: Béo phì, dùng quá liều thuốc Acetaminophen, nghẽn ống dẫn mật,…
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn F1, F2 thì có thể điều trị dứt điểm.
Nhưng khi xơ gan chuyển sang giai đoạn F3, F4 sẽ rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, lúc này việc điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, hạn chế bệnh tiến triển, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận