Giáo dục

9/10 đứa trẻ mắc phải lỗi này, cha mẹ đừng vội mắng mỏ

28/06/2022, 01:00

Hành vi này của trẻ không đến mức đáng lo ngại, nếu hiểu được bản chất vấn đề, cha mẹ sẽ có cách dạy dỗ thích hợp.

Một trong những điều khiến cha mẹ lo lắng nhất trong quá trình nuôi dạy con cái chính là việc trẻ nói dối. Khi phát hiện con mình nói dối, cha mẹ có hàng tá những câu hỏi trong đầu như “tại sao thằng bé không chịu nói ra sự thật, có phải nó không tin mẹ mình”, “tại sao thằng bé lại nói dối điểm số của mình như vậy”, “còn nhỏ đã nói dối thì sau này có mắc thêm nhiều tật xấu khác không”, “làm thế nào để con không nói dối mẹ nữa”.

Tại sao trẻ lại nói dối?

Trước hết, cha mẹ có thể yên tâm rằng, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nếu có nói dối thì đó là điều bình thường. Cha mẹ không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề, ngược lại họ nên cảm thấy tự hào vì con mình bắt đầu biết suy nghĩ, biết diễn đạt tốt hơn, điều đó cũng chứng tỏ chúng có khả năng tư duy nhanh nhạy.

img

Thông thường, trẻ mẫu giáo nói dối vì 2 nguyên nhân chính:

- Trí nhớ ngắn hạn kém

Trí nhớ của trẻ 2, 3 tuổi còn tương đối kém, chỉ bằng 1/4 so với người lớn, rất nhanh bị quên. Do đó, đôi khi cha mẹ nghĩ con cái đang nói dối nhưng thực ra là chúng đã quên.

- Trí tưởng tượng

Trẻ trước 5 tuổi chưa thể phân biệt được đâu là sự tưởng tượng, đâu là thực tế. Do đó, trí tưởng tượng của trẻ đôi khi bị “trộn lẫn” với thực tế, chúng có thể bịa chuyện, cố ý nói dối là chuyện rất bình thường.

Sau khi hiểu được những lý do đằng sau việc nói dối của trẻ, cha mẹ cần bình tĩnh đối mặt với điều này thay vì đánh đập hay mắng mỏ con cái.

Làm thế nào để trẻ bỏ thói quen nói dối?

- Để trẻ sửa sai thay vì thừa nhận sai lầm

Khi trẻ hoảng sợ, phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ là tra hỏi và buộc tội trẻ. Đây không chỉ là một xung đột không đáng có mà còn mang đến cho trẻ những trải nghiệm cảm xúc vô cùng tồi tệ.

img

Điều cha mẹ cần quan tâm hơn cả là làm sao để trẻ sửa sai, nó quan trọng hơn là thừa nhận sai lầm. Chẳng hạn như “mẹ thấy con vứt hết sách vở xuống đất, chúng ta phải làm gì bây giờ”, sau đó cha mẹ hãy gợi ý cùng trẻ dọn dẹp.

Mặc dù trẻ có thể không thừa nhận hành vi mình gây ra nhưng nó có thể chịu trách nhiệm việc mình đã làm.

Trong quá trình này, thái độ của cha mẹ rất quan trọng, thay vì tức giận và buộc tội, bạn hãy bình tĩnh giúp trẻ giải quyết vấn đề. Cha mẹ có thể nói “con mắc lỗi, nói dối không phải là vấn đề lớn, miễn là con có trách nhiệm và sẵn sàng sửa sai”.

Nếu ngay từ đầu trẻ được dạy rằng, không có hình phạt khi phạm lỗi, chỉ có việc chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, trẻ dần dần sẽ không nói dối nữa.

- Cho phép trẻ nói dối trong một giới hạn nhất định

Đối với những đứa trẻ chưa thể phân biệt được đâu là tưởng tượng và đâu là thực tế, những lời nói dối chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của chúng. Cha mẹ có thể khoan dung với hành vi này của trẻ, để chúng hiểu được ý nghĩa đằng sau lời nói dối của mình.

img

- Xây dựng mối quan hệ trung thực và tin cậy

Cha mẹ hãy làm gương và xây dựng các mối quan hệ trung thực và tin cậy.

Khi nói đến "sự trung thực", cha mẹ nào cũng cảm thấy quan trọng, nhưng họ cũng mắc sai lầm một cách vô thức.

Ví dụ, vì trẻ sợ tiêm, người bố nói thản nhiên dỗ trẻ nói: “Tiêm không đau.” Nếu muốn trẻ ăn nhiều rau hơn, họ gọi loại rau mà trẻ chưa bao giờ nhìn thấy là “thịt”, hay họ thường hứa “cuối tuần mẹ sẽ đưa con đi sở thú” nhưng rốt cuộc lại không đi.

Một ngày nào đó, trẻ sẽ nhận ra cha mẹ mình nói dối quá nhiều và chúng học được rằng “mình có thể nói dối để đạt được mục đích cho bản thân”.

Nói dối là một hành vi bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, nó giống như vậy để trẻ khám phá thế giới theo một hướng khác. Việc trẻ nói dối nhiều hay ít phụ thuộc vào cách cha mẹ hướng dẫn đúng đắn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.