Giáo dục

An nhàn trong việc dạy dỗ con cái nhờ thiết lập thói quen này cho con

19/09/2021, 01:00

Việc đặt ra những quy tắc cho con cái tuy dễ dàng nhưng để con thực hiện thì lại rất khó.

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong việc nuôi dạy con cái. Một bên thì lo lắng về sự kiểm soát quá mức khiến con cảm thấy ngột ngạt, phía còn lại thì lo lắng sự tự do quá mức có thể kiến con lầm đường lạc lối.

Thói quen 1: Hình thành thói quen ứng xử tốt

img

Những thói quen tốt có thể là chìa khóa quyết định cuộc đời mỗi người. Nhà tâm lý học William James từng nói: “Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tuy nhiên, thói quen hành vi không thể hình thành trong ngày một ngày hai và rất dễ bị phá bỏ nếu không thường xuyên duy trì. Đó là lý do tại sao mà trong giai đoạn trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần chú trọng đến các thói quen của con như nếp sống, giao tiếp và ứng xử với mọi tình huống xung quanh. Chỉ khi trẻ phát triển những thói quen và hành vi tốt từ khi còn nhỏ, chúng mới có thể sống một cuộc đời ý nghĩa.

Thói quen 2: Hãy để con tự làm mọi thứ trong khả năng

img

Cha mẹ hãy ngừng bao bọc con quá mức và để trẻ mạnh dạn thử sức, khám phá mọi điều xung quanh. Ở nhiều gia đình, cha mẹ vẫn giúp con ăn, mặc quần áo và ngay cả khi đến tuổi đi học, những hành vi này của con vẫn do cha mẹ sắp xếp. Như mọi người đều đã biết, sự sắp đặt mù quáng không chỉ khiến trẻ không hạnh phúc mà còn trở thành những em bé thụ động, nghiêm trọng hơn còn mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân của mình.

Thói quen 3: Chỉ được phép tự do sử dụng đồ của cá nhân mình

img
 

Một phóng viên từng phỏng vấn Capica, người đoạt giải Nobel Vật lý rằng: “Bạn nghĩ điều quan trọng nhất mà bạn học được trong cuộc đời mình là khi nào?”. Ông nói: “Cá nhân tôi nghĩ rằng, giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời mình không phải ở trường đại học hay trong phòng thí nghiệm, mà là ở trường mẫu giáo. Ở đây, tôi đã học được rất nhiều điều, chẳng hạn như không được lấy đồ không phải của mình, rửa tay trước bữa ăn và biết sắp xếp mọi thứ gọn gàng…”.

Thật vậy, trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể phân biệt được rõ đâu là đồ “của mình” và đâu là “của bạn”. Khi đến thời kì nhận thức, cha mẹ phải kịp thời đặt ra các quy tắc cho trẻ học theo. Hãy cho con biết rằng, chỉ có thể tự do sử dụng đồ cá nhân của mình và không được tự ý lấy đồ của người khác khi chưa được sự cho phép.

Thói quen 4: Mọi thứ đều có giới hạn và không được vi phạm quy tắc

img

Trẻ có ý thức về ranh giới có thể làm rõ ranh giới của bản thân và người khác, bao gồm cả thể chất và vật chất. Đồng thời, chúng cũng sẽ tự biết cách bảo vệ ranh giới của mình, có kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.

Việc thiết lập ý thức về ranh giới là một quá trình học hỏi lâu dài. Trước khi trẻ 6 tuổi, cha mẹ cần dạy con biết 3 nguyên tắc cơ bản: Không làm tổn thương bản thân, không làm phiền người khác và có ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các con cũng cần phải biết: Trả lại đồ đã mượn, lấy đồ ở đâu cất lại ở đó, phải biết xếp hàng, biết xin lỗi khi làm sai và có quyền yêu cầu người khác xin lỗi khi họ mắc lỗi với mình.

Thói quen 5: Có trách nhiệm với công việc mình được giao

img

Cha mẹ phải là người dìu dắt con cái hiểu đúng về thế giới và xã hội mà nó đang sống và tồn tại. Việc con trẻ có thể bay cao thế nào trong tương lai phụ thuộc phần lớn vào cách giáo dục của cha mẹ. Vì vậy, khi đặt ra các quy tắc cho con, hãy để trẻ tự phát triển ý thức và tinh thần trách nhiệm của mình. Thông qua chỉ dẫn, hãy dạy con những điều đúng đắn để con phát triển kĩ năng của mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.