Giáo dục

Bác sĩ chia sẻ 10 bí quyết nuôi con dễ dàng hơn

11/04/2020, 01:00

Những lưu ý sau đây sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy con phát triển toàn diện.

1. Để bé ngủ cùng cho đến khi lên 3 tuổi

Một số nhà nghiên cứu gợi ý rằng, cách tốt nhất để cho bé một giấc ngủ an toàn là ngủ cùng mẹ. Trên thực tế, thí nghiệm với 16 trẻ sơ sinh khi được ngủ với mẹ và ngủ trong cũi đã chỉ ra rằng, trẻ sẽ gặp căng thẳng gấp 3 lần khi ngủ 1 mình. Theo các nhà khoa học, cách tốt nhất là nên để trẻ ngủ chung với mẹ đến khi lên 3.

2. Không ép bé ăn thêm

img

Một số cha mẹ ép con ăn thêm vì nghĩ rằng có thể chúng đang đói. Không nên gây áp lực cho trẻ về việc ăn uống và cả chế độ ăn, hãy lựa chọn thực đơn lành mạnh và để trẻ tự lựa chọn xem sẽ ăn gì.

3. Đừng lo lắng khi thấy con không muốn dùng bô

Thật là tốt khi không phải chi thêm tiền bỉm vào mỗi tháng, nhưng thời điểm thích hợp để dạy con ngồi bô là khác nhau với từng đứa trẻ. Theo bác sĩ nhi khoa, không có một độ tuổi nhất định để bắt đầu sử dụng bô, nhưng khoảng thời gian phù hợp nhất là giữa 2 đến 4 tuổi.

4. Dạy con quyết định bằng cách tự lựa chọn

img

Ngay cả một đứa trẻ cũng cần được dạy về sự độc lập. Bác sĩ nhi Gwenn Schurgin O’Keeffe cho rằng, việc chỉ đạo trực tiếp không phải là lựa chọn tốt nhất. Không nên áp đặt suy nghĩ của bạn lên con nhỏ, chúng cũng cần có lựa chọn của riêng mình. Thế nên, hãy hỏi ý kiến của con khi cần thiết, ví dụ như, con muốn ăn gì trong bữa tối hay muốn mặc áo phông màu gì.

5. Cùng con đặt lịch hẹn với bác sĩ

Trẻ em nên học cách đến gặp bác sĩ cũng như cách cung cấp thông tin khi cần thiết. Hãy để trẻ tham gia vào cuộc hẹn với bác sĩ. Chuyên gia nói rằng, trẻ đến 6 tuổi đã có thể bắt đầu trả lời một số câu hỏi trong quá trình kiểm tra. Đừng bỏ qua ý kiến hay cố gắng trả lời hộ con tất cả những câu hỏi của bác sĩ. Con trẻ cũng nên hiểu rằng chúng phải có trách nhiệm với sức khỏe của mình.

6. Chú ý tới thay đổi trong thói quen ăn uống của trẻ

Bác sĩ gia đình nhận thấy rằng, trẻ sơ sinh thường ăn rất đều đặn. Nếu phải đánh thức con dậy ăn hoặc chúng không ăn hết bữa như mọi khi, rất có thể chúng đã bị ốm. Cha mẹ cũng nên chú ý tới những dấu hiệu như liệu trẻ có toát mồ hôi khi ăn hay không, những thay đổi về việc khóc lóc của trẻ hoặc việc trẻ ngủ nhiều hơn bình thường.

7. Hãy làm những điều này khi con nhỏ dưới 1 tuổi không ngừng khóc

img

Đôi khi bạn sẽ có cảm giác đã cố hết cách rồi nhưng con không ngừng khóc. Nếu quần áo hay cơ thể khô thoáng, trẻ bú ngoan mà vẫn khóc, hãy áp dụng những kỹ thuật mà chuyên gia gợi ý dưới đây:

- Đu đưa trên ghế hay trong vòng tay.

- Mở những bài nhạc nhẹ.

- Bế trẻ đi lại hay đặt con vào xe đẩy.

- Bật những đoạn tiếng ồn trắng như tiếng quạt.

8. Giúp con tạo dựng sự tự tin và lòng tự trọng từ khi còn bé

Một số chuyên gia cho rằng, trẻ em có lòng tự trọng sẽ hạnh phúc hơn. Trong trường hợp này, chúng có thể ít chịu khuất phục trước áp lực hơn các bạn đồng trang lứa. Lòng tự trọng cũng giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn. Cha mẹ cũng nên khen ngợi và ghi nhận những nỗ lực, thành tích của trẻ. Khuyến khích trẻ trở nên tốt hơn bằng cách:

- Trao cho trẻ trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi và không quên nói lời cảm ơn.

- Dành thời gian cho con để trẻ biết rằng mình cũng rất quan trọng.

9. Giả vờ không để ý tới tiếng hét khi trẻ giận dữ

Cảnh tượng trẻ nhỏ la hét trong cửa hàng là một điều khá điển hình nhưng cách giải quyết vấn đề để ngăn chặn cơn giận dữ ở đây là gì. TS. Tanya Remer Altmann, bác sĩ nhi khoa, tác giả cuốn sách “Nỗi niềm của mẹ”, nói rằng, cách tốt nhất để ngăn chặn cơn giận là ngó lơ chúng. Khi con bạn ở nơi an toàn, chỉ cần nhìn đi chỗ khác. Ngay khi trẻ tìm kiếm sự chú ý và nhận ra không nhận được điều đó, tiếng la hét sẽ dừng lại nhanh thôi.

Lần đầu có thể sẽ khá khó khăn, nhưng bạn có thể thử. Cũng có thể mang theo một số cuốn sách và đồ chơi yêu thích để đánh lạc hướng đứa trẻ.

10. Chuẩn bị một hoạt động vui vẻ khi trẻ đến nha sĩ

Nếu đang chuẩn bị đến nha sĩ, hãy lên kế hoạch cho một vài hoạt động thú vị sau khi cuộc gặp kết thúc để ấn tượng đọng lại sau cùng chỉ là niềm vui. Bạn có thể hỏi trẻ xem chúng muốn làm gì sau khi gặp nha sĩ.

Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng cũng quan trọng và bạn cần dạy con biết điều đó. Cho con tự chọn bàn chải và kem đánh răng. Đọc sách hoặc cho trẻ xem những video về vệ sinh răng miệng cũng rất tốt trong quá trình nuôi dạy con.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.