Y tế

Bài thuốc dân gian từ cây thị

25/07/2018, 16:05

Cây thị thuộc loại thân gỗ cao 5-6m. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn, dài 5-8cm, rộng 2-4cm...

17

Cây thị

Cây thị thuộc loại thân gỗ cao 5-6m. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn, dài 5-8cm, rộng 2-4cm, cuống dài 6-9mm, có phủ lông. Hoa đa tính họp thành xim, màu trắng. Đài hợp ở gốc 4 răng, cả hai mặt đều có lông. Quả tròn hơi dẹp, đường kính 3-5cm, có 6- 8 ngăn, khi chín màu vàng, hạt cứng dẹt, dài 3cm, phôi sừng...

Cây thị được trồng ở khắp nơi tại Việt Nam, chủ yếu để lấy quả ăn. Quả hái về vào các tháng 8-9. Theo kinh nghiệm dân gian, quả thị có tác dụng trấn an và trị giun sán ở trẻ em. Quả còn dùng chữa mất ngủ và chế thuốc điều kinh. Vỏ rễ cây thị trị nôn ói, lở ngứa, sâu quảng, chữa mụn nhọt, bỏng, lợi trung tiện. Ngoài ra, còn dùng lá tươi hay phơi khô làm thuốc.

Chữa sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy rễ thị 30 - 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Trị táo bón, bụng anh ách căng đầy: Lấy lá thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, quấn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài lần.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.