Bàm bàm |
Người ta thường dùng vỏ, hạt và lá cây bàm bàm dạng tươi hoặc sấy khô; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột.
Theo Đông y, dây bàm có vị hơi đắng và chát, tính bình; hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc. Dây bàm có tác dụng trừ phong thấp và hoạt huyết; hạt có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu.
- Trị đau bụng máu, dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau ngang thắt lưng, đau bụng dưới dùng: Ké đầu ngựa 1kg, vỏ quýt 100g, gừng lùi 5 chỉ, dây cứt quạ nhỏ lá 1kg, lá quao 1kg, cỏ mực 1kg, thuốc cứu 1/2kg và trái bàm bàm rang vàng tán nhỏ 300g. Trừ bột trái bàm bàm nam ra, còn mấy vị kia đổ nước nấu sôi châm nước thêm 3 lần, lượt bỏ xài nấu sền sệt thành cao, gia thêm bột trái bàm bàm quậy đều. Mỗi lần uống từ một đến ba muỗng cà phê, ngày hai lần, uống khi bụng đói.
- Chữa sản hậu nuốt hơi tức ngực: Rễ lài dưa sao vàng với rượu 100g, ruột trái bàm bàm đốt cháy đen 100g, hai món hiệp chung tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần uống từ 1-2 muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước nóng.
- Chữa nóng sốt, sài giật ở trẻ em: Lá bàm bàm tươi 50g, phối hợp với lá găng trâu, lá chanh giã nhỏ, xát khắp người trẻ em như kiểu đánh gió.
Ngoài ra, vỏ bàm bàm có thể đem giã nát ngâm nước, dùng nước ấy tắm ghẻ, bã vỏ, thì xát lên người vào những nơi ghẻ. Một số nơi dùng hạt bàm bàm để đặt lên vết rắn cắn.
Lưu ý phụ nữ có thai không được dùng.
Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận