Cứ mỗi lần Tết đến là các chị em nội trợ dự trữ "đầy ắp" các loại thực phẩm. Tuy nhiên không phải cứ để đại hay chất hết vào tủ lạnh là xong, đặc biệt là rau củ.
Trước khi bảo quản rau củ được tươi, bạn cần cắt bỏ những chỗ bị sâu, úa có trên rau củ để tránh bị lây sang những chỗ tươi khác trong quá trình bảo quản.
Có một số loại củ như khoai tây, cà rốt, củ dền,… dù có vết bẩn ở rễ và lớp vỏ nhưng chúng lâu bị hư, chỉ cần rửa sạch sẽ là có thể dùng được. Hãy để những loại củ như vậy ở chỗ thoáng mát, tránh ẩm ướt là được!
Bảo quản rau củ tươi ngon không khó nếu biết mẹo này.
Không rửa rau củ quả trước khi cho vào tủ lạnh
Tùy rau, củ như thế nào mà bạn quyết định có nên rửa trước hay không? Nguyên nhân là do khi rửa rau củ sẽ dễ đảy nhanh quá trình làm chín, cũng như việc rau củ bị dính nước, gây ẩm sẽ tạo điều khiển cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra các tình trạng như úng, mềm, héo.
Có một số rau củ khi để chung với nhau sẽ đẩy nhanh quá trình làm chín, không những vậy mà còn làm các mùi của loại này ám vào loại kìa.
Chính vì thế mà để bảo quản được lâu bạn nên phân loại theo từng loại riêng rồi cho vào túi hoặc hộp đựng nha. Còn với các loại củ ưa tối thì bạn nhớ để ở ngoài và luôn kiểm tra thường xuyên để tránh cho việc một củ nảy mầm sẽ lây sang các củ khác.
Phân loại rau củ trước khi bảo quản
Mỗi loại rau củ đều có cách bảo quản riêng vì điều kiện độ ẩm bảo quản khác nhau. Do đó, không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc bảo quản rau, củ cho hết vào túi nilong, rồi bỏ vào tủ lạnh.
Sử dụng kết hợp khăn giấy khô và túi zip hoặc bọc nilon để bảo quản giúp rau, củ tươi lâu
Đối với những loại rau mọng nước như xà lách, rau diếp cá, cải cúc,… thường nhanh bị héo. Bạn nên cần bọc bên ngoài chiếc túi ni- long có lỗ khí, và kèm thêm ít khăn giấy hay miếng bọt biển bên trong để có tác dụng thấm hút hơi nước, giúp cho rau không bị hư úng.
Bảo quản rau tươi trong túi nilong cho vào ngăn mát tủ lạnh
Đối với các loại củ tươi như khoai tây, củ dền,… bạn nên đựng trong túi giấy khô màu tối, để nơi thoáng mát, không để sát nền đất vì chúng sẽ nảy mầm và gây ngộ độc.
Ngoài ra, một số người còn có mẹo bảo quản rau củ được bọc trong giấy báo, rồi cho vào túi ni-long, cuối cùng đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm này vẫn làm cho rau củ tươi lâu nhưng vẫn nên dè chừng vì mực in trên giấy báo có thể thấm vào rau củ, không tốt cho sức khỏe khi dùng.
Bảo quản củ trong túi tối màu
Bạn nên duy trì nhiệt độ từ 1 – 4 độ C để bảo quản rau củ. Bởi vì, ở nhiệt độ này, thường vi khuẩn sẽ không phát triển mạnh, làm hư hỏng thực phẩm. Còn với trái cây thì nhiệt độ tốt nhất sẽ từ khoảng 3 - 5 độ C.
Ngoài ra, tránh nhiệt độ hạ xuống quá nhiều, gây đóng băng thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng.
Bạn nên duy trì nhiệt độ từ 1 - 4 độ C để bảo quản rau củ.
Bảo quản chuối: Để bảo quản chuối mà không cần bỏ vào tủ lạnh và không bị mất đi hương vị của chuối bạn chỉ cần sử dùng màng bọc thực phẩm để bọc cuống chuối lại, để ở nơi khô ráo, thoáng mát là có thể bảo quản chuối từ 3 - 5 ngày, có khi tới 1 tuần đấy nhé.
Ngoài ra, để bảo quản tốt hơn nữa, bạn có thể ngắt từng trái chuối ra khỏi nải rồi dùng màng bọc bọc phần cuống chuối nha.
Bọc cuống chuối với màng bọc thực phẩm
Rau thơm, rau muống, măng tây, súp lơ: Khi mua các loại rau thơm, rau muống, măng tây, súp lơ,.. về bạn có thể thử tài "khéo léo" cắm rau như "cắm hoa" bằng cách cho rau vào trong ly hoặc bình nước vừa giữ cho rau tươi xanh mà lại không cần cho vào tủ lạnh.
Bên cạnh đó, đối với măng tây, súp lơ bạn có thể bọc một lớp giấy nến hoặc màng bọc nilon có lỗ thoát khí ở phần gốc rồi cho vào bình nước. Cách này sẽ giữ phần ngọn, phần bông súp lơ luôn tươi, không bị héo.
Rau xà lách, bắp cải: Bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi giờ đây có thể dễ dàng bảo quản rau xà lách, bắp cải tươi xanh suốt 1 tuần mà không cần cho vào tủ lạnh, chỉ với 3 cây tăm.
Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cắm thật sâu 3 cây tăm vào phần cuống rau thôi là xong rồi đấy nha. Ngoài ra, bạn nhớ hãy lắt bỏ bớt các phần lá héo nữa nhé.
Khoai tây, táo: Để hạn chế tình trạng khoai tây nảy mầm nhanh, dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm thì khi bảo quản bạn nên xếp khoai tây với táo cạnh nhanh.
Chỉ cần cắm thật sâu 3 cây tăm vào phần cuống rau xà lách là giữ tươi được cả tuần
Nguyên nhân là do, lúc này táo sẽ sản sinh ra khí ethylen - chất nay giúp làm chậm quá trình nảy mầm của khoai tây, đồng thời giữ khoai tây được tươi lâu đến vài tuần.
Hành lá: Để bảo quản hành lá sau khi mua về, bạn rửa sạch phần rễ lẫn phần lá, lưu ý không cắt bỏ phần rễ nha. Kế đến bạn cắm hành vào trong một ly nước sạch, rồi dùng màng bọc nilong bọc hành lá lại. Cách này sẽ giữ cho hành được tươi xanh từ 2 - 3 tuần mà không cần cho vào tủ lạnh.
Tỏi, hành tây: Khi bảo quản tỏi, hành tây bạn không chỉ để ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, mà bạn hãy để riêng tỏi, hành tây vào trong từng túi giây có đục lỗ. Nhờ vậy mà sẽ bảo quản được lâu hơn trong vòng 1 - 2 tháng và không sợ bị mọc mầm luôn nhé.
Dứa (khóm/ thơm): Để bảo quản dứa được lâu dù cho để ở ngoài, bạn chỉ cần cắt bỏ phần đầu của trái dứa, sau đó úp ngược dứa lên một dĩa sạch, để ở nơi khô ráo là được nha. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng đường và giữ dứa được tươi lâu hơn.
Rau cần: Ngoài cách sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản rau củ ra, bạn cũng có thể tận dụng cả giấy bạc để giữ độ tươi của rau củ nữa nha. Tương tự với màng bọc, bạn cũng quấn giấy bạc quanh phần cuống, gốc hay toàn bộ phần thân của rau cần, sau đó để ở nơi thoáng mát. Bạn cũng có thể áp dụng cách này để bọc hành tây, chuối, cà chua...
Giữ nguyên cần tây trong túi đựng, lấy vừa đủ lượng dự tính sẽ ăn, phần còn lại vẫn để nguyên trong túi và cất vào tủ lạnh.
Tránh cắt và rửa cần tây rồi để tủ lạnh vì phần thân khi tiếp xúc với nước rồi sẽ dễ bị hư. Cần tây có thể dùng được trong 3-5 ngày khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ từ 5-12 độ C.
Một số lưu ý:
Tuyệt đối không được để các loại rau củ lẫn lộn với nhau, mà thay vào đó bạn phải sắp xếp và cho từng loại ra túi hoặc hộp riêng. Vì khi có một loại bị hư, héo sẽ làm lây lan sang các loại rau củ khác, ảnh hưởng đến chất lượng.
Nếu bạn chưa dùng ngay thì nên hạn chế việc rửa và sơ chế rau củ lại, bởi nước sẽ tạo độ ẩm cho rau củ và đây cũng là môi trường để vi khuẩn sinh sôi.
Hạn chế việc để rau củ quả bên ngoài một thời gian dài rồi lại cho vào tủ lạnh. Ngoài ra, bạn chỉ nên mua một lượng vừa đủ dùng và mua mới rau củ mỗi ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, khâu chọn mua rau củ cũng vô cùng quan trọng, bạn nhớ lựa các loại các tươi xanh, tránh bị dập, hay có màu hơi thâm nhẹ.
Khi bảo quản rau củ không cần tủ lạnh, bạn lưu ý để ở nơi khô ráo, thoáng mát hay để vào các kệ thực phẩm. Vệ sinh thường xuyên khu vực để rau củ, tránh côn trùng, chuột, vi khuẩn...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận