Hỏi - Đáp

Bị mất giấy tờ khi vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

14/08/2014, 16:57

Tôi được anh con nhà bác tặng một chiếc xe máy cũ. Khi tôi điều khiển xe lưu thông thì bị CSGT dừng xe kiểm tra vì chạy quá tốc độ 5km/h. CSGT yêu cầu tôi xuất trình GPLX, đăng ký xe...

Nguyễn Văn Tưởng (Huyện Gia Lâm, Hà Nội)


Trả lời: Luật GTĐB năm 2008 quy định người điều khiển phương tiện khi tham gia lưu thông phải có các loại giấy tờ theo quy định và phải chấp hành quy tắc giao thông, hệ thống báo hiệu, đi đúng tốc độ quy định...


Với trường hợp nêu trên, bạn đã vi phạm các hành vi: Điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định 5km/h; Không có GPLX; Không có Giấy đăng ký xe. Tương ứng với các hành vi vi phạm bạn sẽ bị xử phạt như sau: Chạy quá tốc độ 5km/h mức phạt từ 100  - 200 nghìn đồng quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 6; Không có GPLX mức phạt từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng quy định tại Khoản 5, Điều 21; Không có Giấy đăng ký xe mức phạt từ 300  - 400 nghìn đồng quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 17 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộđường sắt. Biện pháp ngăn chặn tạm giữ phương tiện đến 7 ngày. 


Khi đến giải quyết vi phạm theo hẹn ghi trong biên bản vi phạm hành chính, bạn phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy cho (tặng) của chủ phương tiện (nếu bạn chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu), kèm theo đơn trình báo mất đăng ký xe có xác nhận của cơ quan Công an nơi bạn bị mất giấy đăng ký xe. Trên cơ sở đó cán bộ CSGT sẽ tiến hành xác minh, tra cứu, từ kết quả xác minh đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp cùng với thực tế xe của bạn nếu trùng khớp thì cơ quan CSGT sẽ trả xe cho bạn sau khi bạn đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.


Lưu ý: Sau khi nhận lại phương tiện, bạn nên đến ngay cơ sở đăng ký xe của CSGT tại Công an cấp quận (huyện) nơi bạn cư trú để làm thủ tục cấp lại Giấy đăng ký xe theo quy định.


Trung tá Nguyễn Văn Quỹ

(Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội)

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.