Con cô Trương năm nay vào lớp 1 nhưng thường bị mẹ rầy la vì tội lười biếng, ở nhà nhưng không chịu làm việc gì. Dù là học bài hay làm bất kỳ cái gì khác, cậu bé cũng chây ỳ, tỏ ra không quan tâm và không làm.
Cô Trương và chồng đều là trí thức và biết nỗ lực trong cuộc sống. Thế nhưng, họ không hiểu sao con trai mình lại chẳng giống bố mẹ chút nào.
Khi nhìn vào những đứa trẻ con nhà người ta đạt điểm cao, cô Trương lại thắc mắc sao con mình lại lười biếng và không muốn tiến bộ.
Liệu có vấn đề gì với phương pháp học tập hay không? Điều này khiến gia đình phiền lòng rất nhiều.
Những lý do khiến trẻ trở nên lười biếng
- Trẻ không tìm thấy niềm vui trong học tập
Việc học vốn dĩ là điều khá nhàm chán, nếu một đứa trẻ không tìm thấy niềm vui trong học tập, việc học sẽ như cực hình.
Lúc này, trẻ chẳng muốn làm bài tập, cũng chẳng muốn đến trường chút nào.
- Lịch học dày đặc, quá nhiều bài tập khó
Hiện nay, số lượng bài tập một đứa trẻ cần làm ở nhà rất lớn, ngoài bài tập trên lớp còn có cả bài tập đi học thêm.
Mỗi khi tan học, trẻ được bố mẹ chở tới các lớp học thêm, khi về tới nhà cũng đã quá muộn rồi, chỉ muốn ăn nhanh rồi đi ngủ chứ không muốn học nữa.
Khi thể chất và tinh thần của trẻ trở nên kiệt quệ, chúng không thể hứng thú với việc học. Bố mẹ có thể nghĩ trẻ lười biếng nhưng lại bỏ qua các tình huống cụ thể khiến trẻ bị như vậy.
- Bố mẹ tạo nhiều áp lực lên con cái
Nhiều bố mẹ rất giỏi giang và họ hy vọng rằng con mình cũng như vậy. Khi thấy con cái học hành kém cỏi, họ không thể chấp nhận được.
Đành rằng, bố mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nhưng việc vô tình tạo áp lực sẽ khiến trẻ nhanh chán nản và không có hứng thú học nữa.
Ngoài ra, bố mẹ không rèn luyện thói quen học tập cho con cái khi còn nhỏ cũng phần nào khiến chúng không quá quan tâm tới chuyện bài vở, chỉ thích chơi nhiều hơn học.
- Bố mẹ quá nghiêm khắc
Nhiều bố mẹ rất nghiêm khắc trong vấn đề giáo dục con cái, họ luôn muốn con mình phải chăm chỉ, siêng năng, nỗ lực trong học tập.
Khi thấy con cái học hành kém hiệu quả, họ sẽ tỏ ra khó chịu và la mắng trẻ nhiều hơn. Điều này xảy ra ở những bậc phụ huynh đặt kỳ vọng quá cao ở con cái, đòi hỏi quá đáng so với sức lực của trẻ.
- Bố mẹ làm thay con quá nhiều thứ
Trong một số gia đình, bố mẹ thường chê bai con cái lười biếng, không chịu làm việc nhà.
Thế nhưng, họ có nghĩ rằng điều này là do họ trước đó họ chưa bao giờ cho phép trẻ làm, tự mình ôm đồm quá nhiều việc, đến khi không chịu nổi thì đâm ra trách móc con cái không biết giúp đỡ bố mẹ.
Vì sự bao bọc quá mức này của bố mẹ mà một số đứa trẻ chỉ thích ăn và chơi cả ngày, không lo lắng điều gì vì đã có bố mẹ lo rồi.
Cuộc sống của một đứa trẻ khi quá dựa dẫm vào bố mẹ thường không có tính tự lập, lười biếng, tương lai rất mù mờ.
Bố mẹ nên làm gì để con cái trở nên tự giác, siêng năng hơn?
Sau khi hiểu rõ được nguyên nhân con mình trở nên lười biếng, bố mẹ có thể thay đổi trẻ bằng các phương pháp sau đây:
- Đặt mục tiêu
Bố mẹ muốn rèn luyện tính năng động và kỷ luật cho con cái, trước hết họ nên để trẻ có khái niệm cơ bản nhất về thời gian.
Bố mẹ có thể lập mục tiêu và kế hoạch để trẻ dành ý thức được những điều quan trọng với mình.
Bố mẹ có thể cùng trẻ lên kế hoạch những việc cần làm trong một ngày, ước tính thời hoàn thành.
Điều này sẽ giúp trẻ biết được mình có thể hoàn thành những việc của bản thân trong bao lâu, nếu không hoàn thành được thì kết quả sẽ như thế nào.
- Bố mẹ làm gương cho con cái
Trẻ em chưa có khả năng tự chủ do còn nhỏ nhưng nếu bố mẹ không làm gương trước con cái, không có gì ngạc nhiên khi trẻ trở nên lười biếng giống mình.
Bố mẹ không nhất thiết phải tự mình làm mọi việc, chỉ cần hoàn thành từng kế hoạch theo đúng thời gian quy định.
Khi con cái thấy bố mẹ nghiêm túc làm mọi việc, dần dần chúng sẽ bắt chước theo.
Đối với công việc nhà, bố mẹ nên cùng với con cái làm, điều này có thể giúp chúng hiểu rõ được những vất vả và niềm vui khi lao động.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận