Tôi cảm thấy đứa con gái 4 tuổi của mình nhạy cảm quá mức, nhiều khi con bé khiến tôi giận, chưa kịp hết giận thì nó đã vội nói: “Mẹ đừng có giận, lần sau con sẽ không như vậy nữa”.
Đôi khi con bé muốn làm cái này cái kia, nhưng thấy tôi tỏ vẻ khó chịu sẽ ngập ngừng hỏi: “Mẹ có đang tức giận không? Mẹ khó chịu lắm à”.
Khi đi học về, con bé hay kể cho tôi nghe việc nó bị bạn A đánh, bạn B không cho kẹo, còn hỏi tôi rằng: “Mẹ ơi, các bạn ấy không thích con sao?”.
Ảnh minh họa.
Nhìn thấy bộ dạng cẩn trọng của con gái, tôi cảm thấy rất đau khổ. 4 tuổi thường là thời điểm mà đứa nào cũng nghịch ngợm, vô tư nhưng con gái tôi lại quá quan tâm đến cảm xúc của người khác, không dám nói hay làm gì.
Vì bản thân cũng là người khá nhạy cảm, tôi đã sống trong sự phủ nhận bản nhân và sự đánh giá của người khác, điều đó thực sự rất mệt mỏi. Thế nên, tôi không muốn con gái mình là bản sao của mẹ.
Một đứa trẻ nhạy cảm là người như thế nào?
1. Biết cách cư xử
Cũng như cô bé ở trên, vì sợ mẹ giận nên không thể làm điều mình muốn, lúc nào cũng phải dè chừng ánh mắt của mẹ, điều đó rất khác biệt so với độ tuổi lên 4.
Thế nhưng, đằng sau sự nhạy cảm này là một nỗi sợ hãi, có thể cô bé sợ mất đi tình yêu thương của mẹ, từ đó sinh ra tính cách tự ti.
2. Quá nhút nhát, né tránh sự cạnh tranh
Đó là những đứa trẻ có tính cách hướng nội, nhút nhát, ít nói, thường hay nói những câu như: “Tôi không thể”, “Tôi không đủ tốt”, “Người khác sẽ không thích điều đó”.
Ảnh minh họa.
3. Quá nhạy cảm và dễ nổi nóng
Những đứa trẻ thuộc kiểu không chơi được lego thì nổi cáu, không lấy thứ mình muốn thì mất bình tĩnh, người lớn to tiếng một chút thì khóc ngay…, tất cả đều là dấu hiệu của một người nhạy cảm quá mức. Điều này là do đứa trẻ lúc nào cũng cảm thấy thiếu an toàn, lo lắng hay muốn thu hút sự chú ý của người lớn.
Nếu xét về khía cạnh tích cực, những đứa trẻ có tính cách nhạy cảm, kém cỏi trong mắt bố mẹ lại là người làm việc rất tỉ mỉ, có sự đồng cảm mạnh mẽ, nhận thức nhạy bén, EQ cao. Thế nhưng mặt khác, chúng cũng dễ rơi vào cảm xúc “quá tải” khi luôn luôn quan tâm tới sự đánh giá của mọi người xung quanh về mình.
Làm thế nào để giảm bớt gánh nặng cho con cái?
- Để trẻ chấp nhận bản thân và bước ra khỏi cái bóng của sự nhạy cảm và lòng tự trọng thấp.
Nhà tâm lý học Alfred Adler tin rằng, mặc cảm là một cảm xúc rất phức tạp. Những người thường mặc cảm, tự ti sẽ luôn cho rằng bản thân không có tài năng và thua kém người khác.
Nói một cách khác, không có đứa trẻ nào sinh ra đã có tính cách mặc cảm, tự ti. Sự phủ nhận bản thân thường do cách giáo dục sai từ gia đình và môi trường bên ngoài.
Vì vậy, trẻ em cần phải học cách chấp nhận bản thân, thấy được mình không chỉ có khuyết điểm mà còn có nhiều ưu điểm khác bù lại, xứng đáng có được những điều đẹp đẽ.
Sự chấp nhận bản thân của trẻ bắt đầu bằng tình yêu thương và sự chấp nhận vô điều kiện của bố mẹ. Tất cả những hiểu biết của trẻ về bản thân đều bắt nguồn từ sự đánh giá của bố mẹ.
Ngay từ khi chào đời, nếu một đứa trẻ lúc nào cũng nhận về những lời chỉ trích và phủ nhận bản thân, chúng sẽ dần xem thường chính mình. Vì vậy, bố mẹ hãy khen ngợi con mình nhiều hơn, bớt chỉ trích lại, nói những lời tích cực để cải thiện tính cách tự ti, nhạy cảm của trẻ.
Ảnh minh họa.
- Làm rõ những cảm xúc mà trẻ đang chịu đựng
Một người lúc nào cũng để ý tới cảm xúc của người khác sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Vì nghĩ cho người khác quá nhiều nên họ thường đè nén cảm xúc thật của chính mình.
Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, bố mẹ cần giúp trẻ nhận ra cảm xúc của bản thân cũng quan trọng không kém người khác. Đặc biệt, trẻ cần xác lập ranh giới giữa cảm xúc của chính mình và cảm xúc của người khác.
Ví dụ khi chơi xích đu, bạn A thấy bạn B vì nóng lòng muốn được chơi ngay mà khóc lóc không ngừng. Thấy như vậy, bạn A dù chỉ mới chơi được một lúc nhưng muốn nhường ngay cho người khác. Thế nhưng, các trò chơi ở nơi công cộng này, mọi thứ đều phải được tuân thủ đúng luật, ai đến trước thì chơi trước, rõ ràng bản thân bạn A cũng rất muốn chơi xích đu được lâu cơ mà. Vì thế, bạn B phải chấp nhận chờ đợi để tới lượt mình.
Chỉ khi bạn hiểu rằng mình không cần phải quan tâm đến cảm xúc của người khác, trẻ mới có thể không sợ những ý kiến và đánh giá của mọi người, đồng thời kiên định với những ý tưởng và mục tiêu của riêng mình.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận