Xã hội

Bộ trưởng TT&TT nói gì về chất vấn "môi trường số nhưng chưa bỏ tờ giấy"?

04/11/2022, 11:51

Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa nhận tình trạng chậm chia sẻ dữ liệu và nhận trách nhiệm chưa làm tốt việc công bố, đưa lộ trình và mở dữ liệu.

"Lên môi trường số nhưng chưa bỏ tờ giấy" gây phiền hà

Trước đó, đại biểu Tạ Minh Tâm (đoàn Tiền Giang) đề nghị Bộ trưởng Thông tin và truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, nêu trách nhiệm, giải pháp về tình trạng chậm triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Đồng thời, đại biểu đặt câu hỏi về giải pháp quản lý hoạt động thu thập, quản lý, sử dụng thông tin ứng dụng của các nền tảng trực tuyến.

img

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tình trạng “lên môi trường số nhưng chưa bỏ tờ giấy” khiến công việc có thể tăng gấp đôi, gây phiền hà. Do đó, việc lên môi trường số cần đi kèm cải cách hành chính.

Bộ TT&TT vừa qua ban hành công văn, theo đó hướng dẫn người dân đã khai báo một lần không khai báo lần 2.

Bộ trưởng cũng thừa nhận tình trạng chậm chia sẻ dữ liệu. Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định một khi đã kết nối với đường trục thì hiệu quả. Bộ TT&TT cũng nhận trách nhiệm chưa làm tốt việc công bố, đưa lộ trình và mở dữ liệu.

Về hoạt động hoạt động thu thập dữ liệu của mạng xã hội nước ngoài, Bộ trưởng nhấn mạnh cần có mạng xã hội Việt Nam. Đây được xem là giải pháp để giữ lại dữ liệu của người Việt Nam.

Bộ Công an đã cấp hơn 12 triệu hồ sơ định danh điện tử

Tham gia trả lời một số nội dung đại biểu chất vấn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân đang diễn ra rất phức tạp.

Bộ Công an kiến nghị mốt số giải pháp như: hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách đặc thù bảo vệ an ninh, an toàn thông tin mạng.

img

Bộ trưởng Công an Tô Lâm

Ngoài ra, các ban, bộ, ngành, các địa phương chủ động đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, kiểm soát chặt chẽ quy trình bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ lưu trữ thông tin, dữ liệu cai nghiện.

Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, an ninh dữ liệu. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh mạng, an ninh dữ liệu của mở rộng quan hệ hợp tác quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp bảo mật an ninh mạng hàng đầu trên thế giới.

Đối với nội dung đại biểu nêu về công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã chính thức kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu chuyên ngành của 12 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp nhà nước và UBND 15 địa phương.

Về tài khoản định danh điện tử, năm 2022, Bộ Công an đã công bố hệ thống định danh và xác thực điện tử và đưa vào hoạt động chính thức. Đây là bước tiến mới, đưa Việt Nam chính thức có định danh điện tử quốc gia.

Tính đến 1/11/2022, Bộ Công an đã cấp hơn 12 triệu hồ sơ định danh điện tử cho người dân. Lợi ích đối với định danh điện tử là rất lớn, người dân dễ dang trao đổi thông tin, không phải cung cấp, điền nhiều khi làm việc với cơ quan Nhà nước và chỉ kê khai một lần; đảm bảo 4 không (không tiếp xúc, không giấy tờ, không tiền mặt và không gặp gỡ).

Hồ sơ này giúp đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công giúp nhanh chóng; sử dụng thay thế thả bảo hiểm khi khám chữa bệnh; sử dụng định danh điện tử thay thế căn cước công dân để đăng ký xe máy, sử dụng thay thế cho các giấy tờ tương ứng...

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, an ninh mạng còn 5 nhóm vấn đề tồn tại.

Đó là hành lang pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh mạng chưa hoàn thiện. Quan hệ phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội còn nặng về hình thức, có tình trạng khoán trắng nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng cho các cơ quan chuyên trách. Công tác thanh kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm còn chưa hiệu quả, chưa triệt để.

Phần lớn các nền tảng dịch vụ, công ty mạng xã hội, ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài hiện không có pháp nhân, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp Việt Nam để triển khai các biện pháp quản lý, phối hợp. Còn nhiều sơ hở trong quản lý các loại hình dịch vụ tiền ảo, lĩnh vực tiềm ẩn những nguy cơ tội phạm.

Về giải pháp, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết sẽ tham mưu đẩy mạnh các hoạt động của Ban chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia, hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách cơ động, linh hoạt, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả; Tập trung tham mưu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực an ninh mạng, tăng cường công tác thanh kiểm tra, hướng dẫn quản lý nhà nước về an ninh mạng.

Cùng với đó, nâng cao trình độ, năng lực và quan tâm đầu tư trang bị công cụ, phương tiện nghiệp vụ hiện đại để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ thế giới cho lực lượng an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm trong vấn đề bảo đảm an ninh mạng quốc tế lớn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.