PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng, tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột già, là một loại ung thư hay gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Những dấu hiệu sau của bệnh ung thư đại trực tràng:
Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng đều có dấu hiệu đại tiện ra máu. Tuy nhiên, mọi người cần biết những dấu hiệu sau của bệnh ung thư đại trực tràng như sau:
- Rối loạn đại tiện, đi ngoài hoặc táo liên tục trong thời gian dài.
- Ung thư đại trực tràng cũng có dấu hiệu có lẫn máu trong phân, tuy nhiên, khác với bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng thường tiết dịch nhầy, phân lỏng và nhỏ khi đi đại tiện.
- Uống kháng sinh không khỏi, người sút cân nhanh chóng.
Thông thường mọi người chỉ nghĩ đi ngoài ra máu mới bị trĩ, nhưng có những trường hợp không có triệu chứng này nên dễ bị nhầm lẫn.
- Máu và mủ ra cùng phân.
- Triệu chứng đau bụng vùng bụng căng tức, chán ăn, mệt mỏi.
- Những biểu hiện đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón ngày lại đi.
Do đó, để phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả nhất là tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư đại trực tràng. Phát hiện sớm, bệnh điều trị dễ dàng hơn.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ:
- Xuất hiện chảy máu khi đại tiện.
- Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng xuất hiện các khối thòi ra ngoài khi đại tiện.
- Ngứa, đau vùng hậu môn.
- Xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Nếu bệnh không được điều trị, lâu dài sẽ làm cho toàn thân thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực.. tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ…
Trĩ ngoại: Nằm bên ngoài hậu môn, phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra.
Trĩ nội: Nằm phía trong hậu môn, thường không đau; Chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong.
Hiện nay, bệnh trĩ không phải ai mắc cũng phải mổ, tùy từng giai đoạn mà có phương pháp điều trị thích hợp hiệu quả và ít đau. Trường hợp nhẹ, bệnh có thể khỏi chỉ với việc điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả và uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày), loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng như đại tiện không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu...
Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom có thể xảy ra với cả nam và nữ giới, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 30 - 60 tuổi.
Nhiều người không biết rằng, các triệu chứng chảy máu không chỉ gặp ở trĩ nội, trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy, nếu không đi khám, đến khi ung thư phát triển thì khả năng điều trị rất khó khăn.
Trong trường hợp khối trĩ tắc mạch đau nhiều liên tục, bác sỹ sẽ phải trích rạch lấy bỏ khối máu cục trong búi trĩ.
Các chuyên gia cảnh báo, hơn 70% trường hợp phát hiện ung thư đại trực tràng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, khó có thể cứu chữa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận