Y tế

Căn bệnh khiến “Vua bóng đá” Pele khổ sở nhiều năm, cẩn thận khi thấy những dấu hiệu sau

15/03/2021, 19:00

Huyền thoại bóng đá người Brazil đã phải nhập viện vì gặp rắc rối với căn bệnh viêm đường tiết niệu.

Pele sinh ngày 23 tháng 10 năm 1940, là huyền thoại bóng đá người Brazil. Ông đã cùng đội tuyển quốc gia Brazil liên tục đoạt chức vô địch World Cup trong 3 năm 1958, 1962 và 1970. Ông được người hâm mộ trên toàn thế giới gọi với biệt danh "Vua bóng đá".

Vào năm 1999, ông được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế kỉ 20 bởi hiệp hội IFFHS (International Federation of Football History & Statistics - Liên đoàn Thống kê và Lịch sử Bóng đá Thế giới).

img

Năm 2014, Pele bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau ca phẫu thuật lấy sỏi thận. Thời gian này, ông liên tục phải điều trị bằng thuốc kháng sinh và không được xuất viện cho đến khi tình trạng nhiễm trùng khỏi hoàn toàn.

Năm 2019, một lần nữa ông phải nhập viện vì nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, huyền thoại người Brazil mang theo rất nhiều căn bệnh khác bên mình khiến ông phải ngồi xe lăn trong những lần xuất hiện gần đây trước công chúng.

img

Viêm đường tiết niệu (UTI) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây là những sinh vật rất nhỏ, không thể nhìn thấy nếu không có kính hiển vi. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn, nhưng một số là do nấm và trong trường hợp hiếm gặp là do virus. Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở người.

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong đường tiết niệu của bạn. Đường tiết niệu được tạo thành từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các nhiễm trùng chỉ liên quan đến niệu đạo và bàng quang, ở phía dưới. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu cũng có thể hình thành ở niệu quản và thận, ở phía trên. Mặc dù viêm đường tiết niệu trên hiếm hơn dưới, nhưng chúng thường nghiêm trọng hơn.

1. Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu dưới ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Các triệu chứng bao gồm:

- Nóng rát khi đi tiểu

- Tiểu rắt, tiểu thành nhiều lần

- Nước tiểu có máu

- Nước tiểu đục, có màu bất thường

- Nước tiểu có mùi nặng

- Đau vùng chậu ở phụ nữ

- Đau trực tràng ở nam giới

Viêm đường tiết niệu trên ảnh hưởng đến thận. Chúng có thể đe dọa đến tính mạng nếu vi khuẩn di chuyển từ thận bị nhiễm trùng vào máu. Tình trạng này được gọi là urosepsis, có thể gây ra huyết áp thấp, sốc và tử vong.

Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu trên bao gồm:

- Đau ở lưng trên và hai bên vai

- Ớn lạnh

- Sốt

- Nôn mửa

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của viêm đường tiết niệu

img

Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến việc “làm rỗng” bàng quang hoặc gây kích thích đường tiết niệu đều có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu. Cũng có nhiều yếu tố khác có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu. Các yếu tố này bao gồm:

- Tuổi tác - người tuổi cao có nhiều khả năng bị viêm đường tiết niệu

- Khả năng vận động yếu sau khi phẫu thuật hoặc nghỉ ngơi kéo dài

- Sỏi thận

- Các yếu tố gây tắc nghẽn đường tiết niệu, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số dạng ung thư khác

- Sử dụng ống thông tiểu kéo dài có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang dễ dàng hơn

- Bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu được kiểm soát không tốt có thể khiến bạn dễ bị mắc bệnh

- Thai kỳ

- Cấu trúc tiết niệu phát triển bất thường từ khi sinh ra

- Hệ thống miễn dịch suy yếu

Các yếu tố nguy cơ UTI bổ sung cho nam giới

Hầu hết các yếu tố nguy cơ UTI ở nam giới giống như ở nữ giới. Tuy nhiên, tuyến tiền liệt phì đại là một trong những yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tiểu chỉ dành cho nam giới.

Các yếu tố nguy cơ UTI bổ sung cho phụ nữ

Có thêm các yếu tố nguy cơ đối với phụ nữ. Một số yếu tố từng được cho là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ đã được chứng minh là không quan trọng, chẳng hạn như vệ sinh phòng tắm kém. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc lau từ sau ra trước khi đi vệ sinh không phải là nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở phụ nữ, như nhiều người đã đồn thổi trước đây.

Niệu đạo ngắn hơn

Chiều dài và vị trí của niệu đạo ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu. Niệu đạo ở phụ nữ rất gần với cả âm đạo và hậu môn. Vi khuẩn xuất hiện xung quanh âm đạo và hậu môn có thể dẫn đến nhiễm trùng ở niệu đạo và phần còn lại của đường tiết niệu.

Niệu đạo của phụ nữ cũng ngắn hơn đàn ông và vi khuẩn có khoảng cách di chuyển ngắn hơn để đi vào bàng quang.

Quan hệ tình dục

Áp lực lên đường tiết niệu của phụ nữ khi quan hệ tình dục có thể di chuyển vi khuẩn từ xung quanh hậu môn vào bàng quang. Hầu hết phụ nữ đều có vi khuẩn trong nước tiểu sau khi giao hợp. Tuy nhiên, cơ thể thường có thể loại bỏ những vi khuẩn này trong vòng 24 giờ. Vi khuẩn đường ruột có đặc tính cho phép chúng bám vào bàng quang.

Thuốc diệt tinh trùng

Thuốc diệt tinh trùng có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Chúng có thể gây kích ứng da ở một số phụ nữ. Điều này làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Bao cao su không bôi trơn có thể làm tăng ma sát và gây kích ứng da của phụ nữ khi quan hệ tình dục. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.

Tuy nhiên, bao cao su rất quan trọng để giảm sự lây lan của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Để tránh ma sát và kích ứng da do bao cao su, hãy đảm bảo sử dụng đủ chất bôi trơn gốc nước và dùng nó thường xuyên trong khi giao hợp.

Nồng độ estrogen thấp

Sau khi mãn kinh, mức độ estrogen giảm sẽ làm thay đổi các vi khuẩn bình thường trong âm đạo. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.

3. Phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Mọi người có thể thực hiện các bước sau để giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu:

- Uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày

- Không nhịn tiểu trong thời gian dài

- Đến thăm khám bác sĩ nếu gặp bất cứ vấn đề gì về việc đi tiểu khó hoặc tiểu không kiểm soát.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.