Đường sắt

Cần hơn 2.085 nghìn tỷ đồng chuyển đổi năng lượng xanh đường sắt

29/12/2023, 17:48

Bộ GTVT dự kiến cần kinh phí hơn 2.085 nghìn tỉ để chuyển đổi năng lượng xanh lĩnh vực đường sắt giai đoạn đến 2050.

Bộ GTVT vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.

Theo đó, lĩnh vực đường sắt có nhiều dự án trọng tâm nhằm chuyển đổi năng lượng xanh, triển khai thực hiện từ nay đến năm 2050.

Cần hơn 2.085 nghìn tỉ để chuyển đổi năng lượng xanh lĩnh vực đường sắt - Ảnh 1.

Đường sắt cần hơn 2.085 nghìn tỉ để đầu tư phương tiện, các tuyến đường sắt, chuyển đổi năng lượng xanh (Ảnh: minh họa).

Về phương tiện, sẽ chuyển đổi, thay thế 244 đầu máy, 80 toa xe phát điện sang sử dụng điện, năng lượng xanh trong giai đoạn 2031-2050, kinh phí dự kiến 12.420 tỉ đồng, do Bộ GTVT, doanh nghiệp vận tải đường nghiệp sắt chủ trì thực hiện, nguồn ngân sách Nhà nước và nước ngoài.

Về hạ tầng, xây dựng mới 17 tuyến đường sắt quốc gia trong giai đoạn 2022-2050, kinh phí dự kiến 738.742 tỉ đồng. Cùng đó là các dự án xây dựng nhánh đường sắt kết nối một số cảng biển (Nghi Sơn, Liên Chiểu, Cửa Lò, Chân Mây, Dung Quất, Vân Phong, Phan Thiết, Cà Ná, Cam Ranh, Thịnh Long...) giai đoạn 2022-2050. Các dự án này do Bộ GTVT và các Bộ, ngành, UBND tỉnh/thành phố chủ trì thực hiện, nguồn ngân sách Nhà nước và nước ngoài.

Trong đó, dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân lộ trình thực hiện giai đoạn 2026-2030, kinh phí dự kiến 6.000 tỉ; tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng giai đoạn 2026-2050, kinh phí 158.842 tỉ; tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 2026-2050, kinh phí 138.979 tỉ; tuyến Hà Nội - Đồng Đăng 2031-2050, kinh phí 65.209 tỉ.

Cùng đó, các tuyến sẽ triển khai giai đoạn 2026-2030: Tuyến TP.HCM - Lộc Ninh, 20.938 tỉ; tuyến TP.HCM - Cần Thơ, 172.200 tỉ; tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ; tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt, 12.248; tuyến Thủ Thiêm - Long Thành...

Các tuyến sẽ triển khai giai đoạn 2031-2050: Tuyến Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo, 16.623 tỉ; tuyến Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Tây Nguyên), 46.365 tỉ; tuyến Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37km), 10.116 tỉ; tuyến Hạ Long - Móng Cái, 22.083 tỉ; hai tuyến vành đai phía Đông TP Hà Nội: đoạn Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi, vành đai phía Tây TP Hà Nội: đoạn Ngọc Hồi - Thạch Lỗi...

Về đường sắt tốc độ cao, chuẩn bị và xây dựng 3 đoạn của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, Nha Trang - TP.HCM) giai đoạn 2022-2050, kinh phí dự kiến 1.334.243 tỉ đồng, do Bộ GTVT, các Bộ, ngành, UBND tỉnh/thành phố chủ trì thực hiện, nguồn ngân sách Nhà nước và nước ngoài.

Bộ GTVT ban hành 3 quy chuẩn mới về phương tiện đường sắtBộ GTVT ban hành 3 quy chuẩn mới về phương tiện đường sắt

Bộ GTVT ban hành mới ba quy chuẩn kĩ thuật về phương tiện giao thông đường sắt, nhằm đảm bảo an toàn, môi trường; hiệu lực từ ngày 21/12/2023.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.