Quân sự

Căng thẳng Nga-Ukraine: Tên lửa Iskander đã được Nga đưa tới biên giới?

09/04/2021, 17:29

Tiếp tục đưa thêm vũ khí hạng nặng tới sát biên giới với Ukriane, Nga đang khẳng định những tuyên bố trước đó của mình không phải là trò đùa.

img

Xe chở tên lửa đạn đạo Iskander phiên bản mới nhất của Nga

Nga tiếp tục gia tăng số lượng và chủng loại vũ khí tại các vùng lãnh thổ giáp biên giới với Ukraine. Theo trung tâm phân tích tình báo Jane's, các hệ thống tên lửa tác chiến chiến thuật Iskander-M đã được chuyển đến khu vực Voronezh.

Trang tin điện tử “Người đưa tin quân sự” cũng đã tìm hiểu và cho biết thông tin của những tên lửa đạn đạo OTRK 9M728 (R-500) hay còn được gọi là Iskander-M, thuộc biên chế của lữ đoàn tên lửa 119 của Quân khu Trung tâm, được triển khai tại thị trấn Elansky.

Iskander-M là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật do Nga chế tạo. Đây là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn có khả năng tàng hình, áp dụng kỹ thuật tàng hình plasma, nó tạo ra một lớp mây trung tính với điện bao quanh đầu đạn khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi.

img

Hình ảnh trên mạng xã hội Nga, cho thấy số hiệu của những xe tên lửa Iskander trên đường di chuyển tới biên giới Ukraine trùng với những tên lửa đã xuất hiện trước đó

Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển thông minh cho phép tên lửa thay đổi quỹ đạo bay một cách linh hoạt, để tránh né tên lửa phòng không của đối phương.

Iskander có tầm bắn ít nhất là 500 km, độ chính xác cao, một số phiên bản còn có thể đánh trúng mục tiêu di động như tàu chiến. Nó có thể mang đầu đạn hạn nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Trong thời kỳ Tổng thống George W. Bush cầm quyền, Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai một chương trình phòng thủ mang tên "Lá chắn tên lửa" bố trí tên lửa đánh chặn và radar cả ở những nước láng giềng của Nga như Hungary, Séc và Ba Lan.

Phía Nga đã đe dọa đáp trả bằng cách triển khai các tổ hợp Iskander gần biên giới với các nước trên, khiến cho tình hình ngoại giao ở khu vực căng thẳng.

Sở dĩ tầm bắn của Iskander-M bị giới hạn ở mức 500 km là nhằm tuân thủ điều khoản của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký kết từ thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, theo đó 2 bên không được triển khai các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình bố trí trên mặt đất có tầm bắn vượt quá 500 km.

img

Hình ảnh trên mạng xã hội Nga cho thấy số hiệu của những xe tên lửa Iskander trên đường di chuyển tới biên giới Ukraine trùng với những tên lửa đã xuất hiện trước đó

Đã có lúc, tên lửa này làm dấy lên một số nghi ngờ từ phía Mỹ. Lầu Năm Góc tin rằng 9M728 là phiên bản phóng tên lửa Kalibra trên đất liền và có khả năng bao phủ khoảng cách xa hơn nhiều so với 500 km mà Hiệp ước INF quy định.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút nước này khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019, thì Nga hoàn toàn có thể đáp trả bằng cách tăng tầm bắn cho Iskander-M.

Ngày 9/1/2020, Nga đã tiến hành phóng thử nghiệm Iskander-M từ thao trường Kasputin Yars tới mục tiêu giả định trong lãnh thổ Kazakhstan. Theo dữ liệu được Bộ Quốc phòng Kazakhstan cung cấp, tên lửa đã bay xa 627 km, cho thấy Nga đã bắt đầu tiến hành cải tiến tăng tầm bắn cho Iskander-M.

img

Xe chở tên lửa đạn đạo Iskander

Trước đó, các tổ hợp này đã được nhìn thấy trong các cuộc tập trận ở vùng Sverdlovsk. Trung tâm phân tích Jane's lưu ý rằng mức độ tập trung hiện tại của các đơn vị chiến đấu của Nga ở khu vực biên giới với Ukraine là cao nhất kể từ năm 2014.

Nhà Trắng cũng chia sẻ ý kiến ​​tương tự, người phát ngôn của Tổng thống Jen Psaki lưu ý rằng chưa có sự tập trung nào của quân đội Nga ở biên giới Nga-Ukraine kể từ năm 2014 lớn như hiện tại. Washington bày tỏ quan ngại cực độ về tình hình đang nổi lên và đang thảo luận về những gì đang xảy ra với các đối tác NATO.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.