Y tế

Cánh kiến đỏ giải độc, hoạt huyết

23/11/2018, 11:05

Cánh kiến đỏ hay còn gọi tử trùng giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược...

15

Cánh kiến đỏ

Mỗi năm có 2 vụ cánh kiến: Vụ chiêm buộc giống vào tháng 8-10, thu hoạch tháng 4-5, vụ mùa buộc giống vào tháng 4-5, thu hoạch tháng 9-10.

Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến chế tạo các khuôn làm răng giả và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường. Ngày nay, nhựa cánh kiến đỏ được dùng trong công nghiệp vecni, sơn, mạ những sản phẩm chịu nhiệt, chịu acid, chịu tác động của khí hậu khắc nghiệt, như máy bay, đồ điện tử cao cấp.

Theo y học cổ truyền, dược liệu tử trùng giao có vị đắng, hơi ngọt mặn, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, hoạt huyết, chữa bạch đới, phụ nữ sau khi sinh bị chóng mặt, chân tay rã rời, ban chẩn, tê liệt. Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Dùng riêng hoặc phối hợp các vị thuốc khác để chữa kinh bế, tích huyết thành báng máu, hòn cục hay u xơ tử cung sinh rong huyết: Tử trùng giao 50g, hồi đầu thảo 30g, nga truật 30g; tất cả phơi hoặc sấy khô, tán bột, rây bột mịn; ngày uống 8-10g chia làm hai lần.

Dùng ngoài, tử trùng giao tán bột mịn, bôi xoa chữa mụn nhọt, hắc lào, ghẻ lở. Dung dịch cồn 5% tử trùng giao dùng chấm vào răng để phòng và trị đau nhức, sâu răng. Có thể dùng tử trùng giao làm tá dược để bao thuốc viên chống ẩm.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.