Có lẽ câu nói “con không muốn đi học nữa” không quá xa lạ với nhiều cha mẹ. Khi nghe thấy câu này, cha mẹ thường tức giận và tỏ ra thất vọng. Trong khi cha mẹ cố gắng rất nhiều để tạo điều kiện tốt nhất cho con mình, thì trẻ lại tỏ ra không cần, chán ghét việc đi học.
Cha mẹ cần hiểu ý nghĩa cụ thể đằng sau những gì trẻ nói
Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ thực sự tương đối hạn chế, vì hệ thống nhận thức của chúng chưa hoàn thiện như người lớn. Khi diễn đạt một điều gì đó, có thể trẻ không nói được chính xác những gì mình muốn.
Vì vậy, sau khi nghe trẻ nói “con không muốn đi học nữa”, cha mẹ không cần phàn nàn hay thất vọng. Thay vào đó, cha mẹ cần biết lý do tại sao trẻ lại nói ra những lời như vậy.
- Trong trường hợp bình thường, trẻ đột nhiên nói như vậy, có thể là do chúng đã nỗ lực nhiều trong việc học nhưng kết quả lại không như mong muốn. Chúng không nhận được những phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của mình, cảm thấy mất đi động lực học tập, việc học lúc này là vô nghĩa, từ đó nảy sinh ý định không muốn đi học.
- Thứ hai, trong quá trình học, trẻ có thể không hứng thú với việc học vì thiếu sức chịu đựng. Ví dụ, nếu trẻ học nhiều nhưng chẳng hiểu bao nhiêu, khả năng tiếp thu kém về lâu dài chúng cảm thấy việc học quá mệt mỏi. Tình trạng này nói chung là do trẻ không được khuyến khích và được khẳng định bởi cha mẹ.
- Cuối cùng, đó là tính tự mãn của mỗi đứa trẻ. Một số trẻ học nhanh nắm bài vững, cảm thấy giáo viên không có gì để dạy mình. Vì vậy, trẻ bắt đầu có xu hướng hài lòng với bản thân, không có ý muốn tiếp tục học ở trường nữa.
Đối mặt với những đứa trẻ “không muốn học”, cha mẹ nên phản hồi một cách có chủ đích
Khi trẻ bày tỏ ý kiến mình không muốn học, cha mẹ nên phân biệt lý do tại sao trẻ không muốn học và sau đó trả lời một cách có chủ đích.
- Nếu đứa trẻ không muốn học vì sự chăm chỉ của mình không nhận được kết quả nào cả. Cha mẹ có thể nói rằng, chỉ có cần cù, chịu khó thì mới mong hái được quả ngọt. Có thể hiện tại chưa thấy được thành quả của việc học, nhưng nếu chịu khó thì chắc chắn kết quả sau này sẽ rất bất ngờ.
- Khi trẻ không muốn học vì thiếu kiên nhẫn, cha mẹ có thể khai sáng cho trẻ, cho chúng nghỉ ngơi nếu thấy mệt, nhưng không thể bỏ cuộc. Hãy nghỉ ngơi và phục hồi bản thân ở trạng thái tốt nhất để đáp ứng việc học và thử thách mới.
Nói với trẻ rằng, điểm số không phải là thứ quan trọng nhất, nhưng hãy chú ý đến việc rèn luyện tính kiên trì. Dù là học hay làm trong bất kỳ lĩnh vực nào, chỉ có người kiên trì mới có được chiến thắng cuối cùng.
- Nếu trẻ thiếu động lực học tập thì cha mẹ cũng có thể tạo động lực cho trẻ. Ví dụ, cha mẹ thường xuyên khuyến khích và khẳng định trẻ, để chúng biết rằng khả năng của mình hoàn toàn không tệ như bản thân nghĩ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể hướng dẫn để con có hứng thú học tập hơn. Ví dụ, thông qua các trò chơi, trẻ có thể hứng thú với một số lĩnh vực nhất định, khen ngợi trẻ để trẻ cảm thấy mình đã hoàn thành.
Khi tâm lý của trẻ được thỏa mãn, tinh thần tích cực, trẻ sẽ có động lực học tập trở lại. Nếu trẻ không học vì không hiểu rõ bản thân, cha mẹ nên để trẻ hiểu rằng, việc học thực chất là việc của riêng mình và không liên quan gì đến người khác.
Để làm cho trẻ ham học hỏi, cha mẹ nên chú ý đến những khía cạnh này
Trên thực tế, bản thân trẻ em luôn có khát khao tri thức mạnh mẽ, đó là khả năng bẩm sinh và là bản năng hướng đến sự hiểu biết của trẻ về thế giới. Nguyên nhân khiến trẻ chán học không gì khác ngoài một số yếu tố tiêu cực.
Vì vậy, muốn con ngày càng ham học, cha mẹ phải chú ý giúp con loại bỏ những yếu tố tiêu cực đó.
- Trước hết, sự thiếu hiểu biết của bản thân là một trong những yếu tố cơ bản khiến trẻ chán học. Cha mẹ cần khẳng định với trẻ, mỗi khi trẻ làm tốt một việc gì đó hoặc có tiến bộ nào đó, cha mẹ cần khẳng định với trẻ để trẻ biết rõ rằng mình đang có tiến bộ.
- Thứ hai, cha mẹ nên chú ý giúp con khám phá niềm vui học tập. Tận dụng sự tò mò và sở thích của trẻ, gắn kiến thức với sở thích của trẻ, để trẻ tự phát sinh hứng thú học tập và tích cực học tập.
- Cuối cùng, cha mẹ cũng cần bỏ “con nhà người ta”. Khi giáo dục con cái, đừng luôn so sánh khuyết điểm của con mình với ưu điểm của người khác. Thay vào đó, cha mẹ cần cho con mình biết rằng, người duy nhất có thể so sánh chính là bản thân ngày hôm qua và hôm nay. Miễn là ngày hôm nay tốt hơn hôm qua, đó mới là sự tiến bộ đáng khen ngợi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận